Trẻ em huyện Lương Sơn thường xuyên được tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ. ảnh: Học sinh trường tiểu học Bãi Lạng biểu diễn văn nghệ tại ngày hội thiếu nhi vui khỏe - tiến bước lên Đoàn
(HBĐT) - Thực hiện Chỉ thị số 20, ngày 5/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới, thời gian qua, huyện Lương Sơn đã đẩy mạnh các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em trên địa bàn. Thông qua đó, trẻ em được tham gia vào các hoạt động tập thể lành mạnh, an toàn và bổ ích. Các hoạt động trợ cấp, trợ giúp cho trẻ em đã được thực hiện theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giảm bớt những khó khăn, thiếu hụt, đảm bảo được các quyền cơ bản của mọi trẻ em.
Hiện nay, huyện Lương Sơn có trên 26.000 trẻ từ 0 - 16 tuổi, trong đó dưới 6 tuổi trên 11.400 trẻ. Có thể nói, những năm gần đây, hệ thống cơ chế, chính sách và công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được quan tâm và triển khai toàn diện. Ngân sách đầu tư cho hoạt động này ngày càng tăng. Nhờ đó, môi trường sống an toàn và lành mạnh cũng như đời sống văn hóa, tinh thần phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em ngày càng được cải thiện và nâng lên đáng kể. Đến nay, toàn huyện đã có 15 xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em. Các chế độ, chính sách trợ giúp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc. Toàn huyện có 1.751 trẻ hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó, gần 95% trẻ được giúp đỡ dưới mọi hình thức.
Cùng với nhiều địa phương khác, Lương Sơn đã triển khai tích cực chương trình y tế học đường ở 100% trường học và cơ sở GD&ĐT. Hàng năm, hệ thống y tế dự phòng đã thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắcxin: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt… cho trẻ dưới 1 tuổi đều đạt khoảng 99%, góp phần đẩy lùi, ngăn chặn và khống chế các dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cho trẻ em. Song song với việc phòng, chống các dịch bệnh, ngành Y tế cũng phối hợp hiệu quả với các ngành khác và các tổ chức xã hội trên địa bàn triển khai sâu rộng chương trình phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em thông qua các hoạt động cụ thể, như: Chiến dịch ngày vi chất dinh dưỡng; hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai, hướng dẫn thực hành nuôi con nhỏ cho các bà mẹ, xây dựng chế độ, khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ dưới 5 tuổi…
Hàng năm, huyện xây dựng và triển khai kế hoạch vận động xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em với nguồn ủng hộ từ 200 - 400 triệu đồng, tiêu biểu có thị trấn Lương Sơn, các xã Tiến Sơn, Tân Thành, Thanh Lương, Cao Thắng… Từ nguồn quỹ xây dựng được, các địa phương sử dụng vào việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tặng quà Tết thiếu nhi, Tết Trung thu, khai giảng năm học mới, trang bị đồ chơi, đồ dùng cho các trường học.
Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến, tuy nhiên, tại một số địa phương các gia đình vẫn chưa thực sự quan tâm, chăm lo cho trẻ. Trẻ em trên địa bàn huyện còn thiếu điểm vui chơi tập trung, an toàn. Số trẻ mắc tai nạn thương tích vẫn còn tái diễn, năm 2015, toàn huyện có 37 trẻ mắc tai nạn thương tích, trong đó 2 trẻ tử vong. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cần sự vào cuộc tích cực hơn nữa của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị xã hội và sự quan tâm, chăm lo cho trẻ trong mỗi gia đình.
Hồng Nhung
(HBĐT) - Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS huyện Yên Thủy (gọi tắt là trường DTNT Yên Thủy) được thành lập từ tháng 9/2009, đến tháng 2/2013 chuyển ra cơ sở mới hiện nay (thuộc địa bàn xóm Yên Hòa, xã Yên Lạc). Với quyết tâm không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học, kết quả quan trọng mà nhà trường đạt được trong những năm qua là đảm bảo tốt các điều kiện học tập và sinh hoạt cho học sinh nội trú, góp phần củng cố vững chắc chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.
(HBĐT) - Thời điểm tháng 7/2014, huyện Yên Thủy là địa phương còn hạn chế trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, Huyện vẫn còn trong tình trạng “3 không” đó là không có cán bộ chuyên trách từ huyện đến cơ sở, các cấp hội chưa con dấu riêng, không có kinh phí hỗ trợ phong trào và 2 thấp là tỷ lệ hội viên thấp (chiếm tỷ lệ 13,2% dân số), sức lan tỏa các mô hình còn hạn chế. Nhận thấy được những khó khăn còn tồn tại, Hội Khuyến học huyện Yên Thủy đã có những đổi mới trong công tác tham mưu, tuyên truyền và xây dựng các mô hình khuyến học đạt hiệu quả cao.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (14 – 15/4), tại hội trường Tiểu học Sông Đà, Phòng GD&ĐT thành phố tổ chức Ngày hội viết chữ đẹp “nét chữ - nết người” TP.Hòa Bình năm học 2015 – 2016. Tham gia thi có 195 giáo viên và học sinh đến từ 18 trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
(HBĐT) - Cô giáo Nguyễn Thị Lý, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học và THCS Hùng Tiến (Kim Bôi) cho biết: “Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường luôn bám sát sự chỉ đạo của ngành giáo dục, thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Hiện nay, trường có 33 giáo viên, 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn, trong đó có 9 giáo viên có trình độ đại học, 13 cao đẳng, còn lại là trung cấp. Các giáo viên đều thành thạo giáo án điện tử góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
(HBĐT) - Những năm qua, trường mầm non Phương Lâm (TP Hòa Bình) đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, vươn lên đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II.
(HBĐT) - Từ ngày 6/5/2016, quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài được thực hiện theo Thông tư số 06/2016/TT-BGDĐT GDĐT. Theo đó, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đăng ký dự tuyển đi học nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau: - Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.