Bể bơi Trung tâm TP Hòa Bình, khu vực  dành cho trẻ em luôn quá tải trong những ngày hè.

Bể bơi Trung tâm TP Hòa Bình, khu vực dành cho trẻ em luôn quá tải trong những ngày hè.

(HBĐT) -Hơn 2 tháng hè, khoảng thời gian ngắn ngủi đối với trẻ em ở độ tuổi 6-15. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu sân chơi cho trẻ thì việc làm gì để con em mình có được những ngày hè bổ ích trở thành mối bận tâm lớn của bậc làm cha mẹ. Bởi vậy, dẫu thời gian nghỉ hè đã trôi qua phần nửa, việc tìm sân chơi cho trẻ vẫn là chủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của các bậc phụ huynh.

 

Sân chơi với trẻ em thời hiện đại không chỉ đơn giản là khoảng không gian vừa đủ để các em lập nhóm múa hát hay chơi những trò chơi dân gian  mà phải đáp ứng yêu cầu là nơi để các em giao lưu, học hỏi, rèn kỹ năng sống… và tất nhiên phải có người hướng dẫn, giảng dạy. Thực tế ở TP Hòa Bình, những sân chơi đáp ứng được yêu cầu đó không nhiều, tập trung chủ yếu ở 2 điểm: Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, Nhà thiếu nhi tỉnh. Có “cầu”, ắt có “cung” mỗi dịp hè về, Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên tỉnh, Nhà thiếu nhi tỉnh lại sôi động với các lịch trình tổ chức sự kiện. Theo đó, những tấm băng rôn quảng cáo: tuyển sinh lớp “Học kỳ trong quân đội”; “Bé tập làm lãnh đạo”; chiêu sinh môn võ, mỹ thuậõt, thanh nhạc… cũng được trưng lên ở các trường học, các khu vực trung tâm dễ nhìn, dễ thấy.

 

Lần theo địa chỉ được ghi trên những tấm băng rôn, quảng cáo ấy, mới bước vào cuối tháng 5, chị Thảo, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình đã chạy đôn, chạy đáo tìm chỗ cho con đi học bơi, học mỹ thuật bởi khóa học bơi chỉ có 20 ngày, còn học vẽ 1 tháng. Sở dĩ phải căn ke thời gian như vậy là bởi chị đã dự kiến cho con học các môn năng khiếu đến hết tháng 6, bước sáng tháng 7 sẽ tập trung cho việc học  bổ sung kiến thức các môn toán, tiếng Anh.

 

Nhà ở phường Chăm Mát nhưng nơi làm việc lại ở  tận bờ trái sông Đà, với quãng đường hơn chục cây số, vợ chồng chị Phương thường nghỉ lại cơ quan vào buổi trưa, mọi công việc gia đình được tập trung vào buổi tối - kể cả việc chăm sóc con. Bởi vậy, mỗi khi hè về, chị Phương lại canh cánh nỗi lo làm sao có thời gian để quản lý con?. Và phương án tối ưu chị chọn là tìm chỗ cho con đi học hè. Con trai chị lên 10, không có điểm gì nổi trội cũng không có sở thích, đam mê gì đặc biệt nên năm thì chị chọn cho con học vẽ, năm lại chọn học võ thuật, cờ vua, bóng bàn…, chưa kể việc học thêm các môn văn hóa ở nhà cô giáo chủ nhiệm. Tốn kém và cũng khá vất vả với việc đưa đón con nhưng điều làm chị yên tâm là con được học tập, vui chơi  phù hợp với lứa tuổi. Đó cũng làm tâm lý chung của các bậc phụ huynh ở TP Hòa Bình.

 

Trò chuyện với chị Nguyễn Thị Ngọc Lan, Giám đốc Nhà thiếu nhi tỉnh được biết: Để đáp ứng yêu cầu tìm sân chơi cho các em thiếu niên, nhi đồng trong dịp hè, từ ngày 20/5 hàng năm, Nhà thiếu nhi đã tổ chức tuyển sinh các môn năng khiếu như đàn, hát, múa, cờ vua, bóng bàn… và thông thường đến ngày 2/6 đã đủ lớp để khai giảng. Nhà thiếu nhi tỉnh luôn duy trì 11 loại hình giảng dạy, đào tạo các kiến thức, kỹ năng ngoài nhà trường.  Hiện tại có khoảng trên 500 em nhỏ đang học tập, vui chơi tại đây. Con số này còn quá khiêm tốn so với số lượng trên 12.000 trẻ em trong độ tuổi thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn TP Hòa Bình. Bởi xác định nhu cầu sân chơi cho các em nhỏ còn rất lớn nên Nhà thiếu nhi tỉnh  liên tục duy trì tuyển sinh, mặc dù về cơ sở vật chất, cường độ làm việc của cán bộ, giáo viên đã quá tải.

 

Trẻ em là “ búp trên cành” là mầm non tương lai của đất nước, việc tạo điều kiện cho các em được học hành, vui chơi, tham gia các diễn đàn, buổi tọa đàm, sinh hoạt tập thể  là rất quan trọng  bởi đó sẽ là điều kiện tốt để các em được giao lưu, học hỏi, thể hiện đam mê, sở thích, được bày tỏ ý kiến, quan điểm, thể hiện vai trò của mình trước cộng đồng xã hội. Vì vậy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể ở mỗi khu dân cư cần quan tâm hơn nữa tới việc tổ chức hoạt động thu hút thiếu niên, nhi đồng góp phần hạn chế tình trạng phụ huynh nháo nhào tìm sân chơi cho trẻ trong những ngày hè.

 

 

                                                               Lam Nguyệt

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Mô hình vườn rau dinh dưỡng tại xã Phú Lương

(HBĐT) - Hội LHPN huyện Lạc Sơn vừa tổ chức hội thảo nhân rộng mô hình vườn rau dinh dưỡng tại xã Phú Lương. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Hội LHPN huyện, Trung tâm KN-KL huyện, Phòng Nông nghiệp huyện, lãnh đạo Đảng ủy, Hội LHPN xã Phú Lương và Bí thư Chi bộ, trưởng thôn, các thành viên CLB dinh dưỡng.

Chi trả trên 5,3 tỉ đồng trợ cấp thất nghiệp

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn tỉnh tiếp nhận 815 hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trong đó, 669 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 117 người nộp hồ sơ, tăng 103 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp so với cùng kỳ năm 2015. Tổng số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp trên 5,3 tỉ đồng.

Mức thanh toán bảo hiểm y tế áp dụng mức lương cơ sở mới

(HBĐT) - Bà Đinh Thị Hạnh (Lương Sơn) hỏi: Từ ngày 1/5/2016, mức lương cơ sở của cán bộ, công chức được nâng lên 1.210.000 đồng/tháng. Vậy việc áp dụng mức lương cơ sở trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT như thế nào?

Chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp qua bưu điện

(HBĐT) - Cuối tháng 5/2016, BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 828/QĐ-BHXH Quy định về quản lý chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp.

Tập trung hỗ trợ đóng BHYT cho hộ cận nghèo

(HBĐT) - Từ năm 2017, bố trí ngân sách địa phương và huy động mọi nguồn lực để hỗ trợ cho người dân tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó tập trung hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo, đảm bảo 100% người thuộc hộ gia đình cận nghèo được tham gia BHYT.

Kiểm tra 81 cơ sở về an toàn thực phẩm

(HBĐT) - Thực hiện năm cao điểm vệ sinh an toàn thực phẩm, 6 tháng qua, Sở NN&PTNT đã chủ động phối hợp với các địa phương và ngành liên quan tăng cường công tác quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh nông, lâm, thuỷ sản.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục