(HBĐT) - Do ảnh hưởng của bão số 1, từ ngày 27-28/7, trên địa bàn tỉnh có mưa to, gió lớn trên diện rộng gây thiệt hại khá nặng nề cho sản xuất và đời sống của người dân. Dự báo thời tiết còn diễn biến phức tạp, các địa phương cần đề cao cảnh giác với mưa lũ lớn và giông lốc, trượt sạt, lở đất, đá nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, nhất là về người.

 

Huyện Lạc Thủy thiệt hại hơn 50 tỷ đồng  

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tính từ 19 giờ ngày 27/7 đến ngày 28/7, trên địa bàn tỉnh có mưa to đến rất to trên diện rộng. Cụ thể, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy) lượng nước đo được 259 mm; Lương Sơn 172,3 mm, Kim Bôi 152 mm, Mai Châu 126,6 mm, Cao Phong 170 mm…Theo đó, sông Bùi cảnh báo báo động cấp độ 3; sông Bôi cấp độ 2. Lưu vực sông Bưởi, sông Lạng cảnh báo mực nước sông lên nhanh…Mưa lớn kèm theo gió lớn đã làm nhiều cây cối bị đổ gẫy, tốc mái nhà dân, đường giao thông bị ngập úng, sạt lở trên địa bàn các huyện Lương Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy, Cao Phong với tổng thiệt hại sơ bộ khoảng 60 tỷ đồng…Trong đó, huyện Lạc Thủy bị thiệt hại nặng nề nhất, có 1 người bị thương, hiện đang cấp cứu. Toàn huyện Lạc Thủy có 976 nhà bị tốc mái, 452 công trình chuồng trại bị hư hại và đổ sập, đổ 81 cột điện, tràn, ngập 74 ha ao cá, đổ 354 ha cây ăn quả, ngập gần 600 ha ngô, rau màu; ảnh hưởng 1126,4 ha keo và 957 ha cây lâm nghiệp, 150 ha rừng phòng hộ; ngập 606 ha lúa cùng hàng chục ha rau màu; sập chuồng trại làm chết gần 11.000 con gia súc, gia cầm. Hệ thống điện của huyện Lạc Thủy bị mất hoàn toàn, ước tính thiệt hại 50 tỷ đồng.  

Mưa, gió lớn cũng gây thiệt hại cho nhiều địa phương khác. Cụ thể, Lương Sơn có 15 nhà bị tốc mái, 2 trang trại gà bị ngập và thiệt hại, khoảng 100 ha lúa và hoa màu bị ngập úng, nhiều cây bị đổ gẫy, đổ 1 cột điện cao thế, đứt đường dây 0,4 KV. Đỉnh dốc Cun, xã Thu Phong (Cao Phong), QL 6 có 3 cành cây đa bị đổ ảnh hưởng đến giao thông. Nhiều đoạn trên đường 433 (Đà Bắc) bị sạt lở. Huyện Kim Bôi có một nhà dân tại Nuông Dăm phải di dời; ngập ủng hàng chục ha lúa và hoa màu, làm đổ 8 cột điện cao thế, mưa gió làm tốc mái 18 nhà dân. Huyện Tân Lạc ngập úng 20 ha lúa…

Hết sức cảnh giác với mưa lũ, giông lốc, trượt sạt đất, đá  

ông Trần Kim Phàn, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: ảnh hưởng của mưa bão sớm hơn dự kiến. Nhiều khả năng mưa trên diện rộng, kèm theo giông lốc. Đặc biệt lượng mưa kéo dài gây cho các khu vực ven núi, đồi đã ngậm đủ nước có nguy cơ cao lở đất, đá. Nhiều khu vực nước lũ dâng cao đã gây ngập lụt, trong khi đó vẫn còn tư tưởng lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Vẫn còn việc người dân đi qua ngầm tràn khi có lũ... Các địa phương đã khá tích cực thực hiện các biện pháp PCTT&TKCN. Thực tế ở tỉnh ta những năm qua, các huyện bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão mạnh là Yên Thủy và Lạc Thủy, còn lại hầu hết các địa phương đều chịu ảnh hưởng của hoàn lưu sau bão. Chính vì vậy cần luôn luôn chủ động ứng phó với bất lợi, diễn biến của mưa bão, thiên tai.  

Các thành viên BCH PCTT&TKCN, các địa phương cần khẩn trương thống kê tình hình thiệt hại, chủ động khắc phục hậu quả mưa bão và triển khai nghiêm túc công điện khẩn của BCH PCTT&TKCN. Tổ chức theo dõi sát diễn biến thời tiết, rà soát nhưng khu vực nguy cơ cao xảy ra sạt lở, lũ ống, lũ quét, tổ chức cảnh báo, thực hiện các phương án di dời nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm, nhất là những khu vực ven đồi núi mưa nhiều ngày qua đã ngậm đủ nước nguy cơ sạt lở rất cao. Lực lượng chức năng và chính quyền các địa phương phải ứng trực hướng dẫn, cấm người dân đi vào vùng nguy hiểm qua các sông suối, ngầm tràn và những tuyến đường ngập sâu vì thực tế có nhiều tai nạn thương tâm khi bất cẩn vượt lũ ngầm tràn. Chủ hồ chứa nước cần tăng cường kiểm tra tình trạng công trình để có phương án bảo đảm an toàn hồ đập và phương án cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra…

 

                                                                               LC  

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục