Người bệnh thanh toán bảo hiểm y tế ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Anh Bùi Văn Dỉn, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) tâm sự: Tôi bị bệnh bazedo (cường giáp) đã hơn 1 năm. Từ đầu năm, tôi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh khám và điều trị. 9 tháng nay, tôi không phải xin lại giấy chuyển viện từ Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn nữa, hàng tháng chỉ cần giấy hẹn của bệnh viện tỉnh tôi đến khám lại và được cấp thuốc điều trị ngoại trú. Tôi thấy rất thuận lợi và thật tốt cho những người mắc bệnh mạn tính phải điều trị lâu dài như chúng tôi.
Còn chị Nguyễn Bích Ngọc, phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) phải chạy thận nhân tạo hơn 7 năm nay. Mỗi tuần 3 lần đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh điều trị, chị không còn phải lo về thủ tục nhập viện và thanh toán phức tạp, mất thời gian như trước kia nữa.
Mặc dù Luật BHYT sửa đổi quy định đối với bệnh nhân khám vượt tuyến ngoại trú sẽ không được quỹ BHYT chi trả, nhưng riêng 47 nhóm bệnh, gồm: bệnh lao (các loại); phong; HIV/AIDS; di chứng viêm não; ung thư; đái tháo đường; suy tuyến giáp; tim (có can thiệp, sau phẫu thuật van tim, đặt máy tạo nhịp); phổi tắc nghẽn mạn tính; vảy nến; luput ban đỏ; chạy thận nhân tạo chu kỳ; các trường hợp có chỉ định sử dụng thuốc chống thải ghép sau ghép mô, bộ phận cơ thể người, di chứng do vết thương chiến tranh, một số bệnh nội tiết, chuyển hóa, di truyền ở trẻ em... người bệnh sẽ được BHYT chi trả với điều kiện chỉ cần giấy chuyển tuyến 1 lần trong 1 năm (dương lịch), sau đó tái khám theo lịch hẹn của bác sỹ.
Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Giám đốc BHXH tỉnh cho biết: Với trường hợp khi khám ngoại trú là vượt tuyến nhưng sau đó lại được bệnh viện nơi vượt tuyến chuyển lên tuyến trên thì giai đoạn này sẽ được coi là chuyển tuyến đúng quy định, được quỹ BHYT chi trả. Đối với trường hợp khám vượt tuyến do phải cấp cứu thì đương nhiên vẫn được BHYT thanh toán 80 - 100% phí điều trị.
Để giải thích rõ hơn về việc xin giấy chuyển tuyến 1 lần trong năm đối với những người bệnh thuộc 47 nhóm bệnh được BHYT chi trả khi khám ngoại trú vượt tuyến, đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn cho biết thêm: Về nguyên tắc, không cấm những bệnh nhân này xin chuyển lên tuyến trên ngay cả khi bệnh viện nơi họ điều trị đúng tuyến có thể chữa trị căn bệnh họ đang mắc. Nhưng cũng khuyến khích họ nên điều trị tại tuyến cơ sở bởi ở đó, như đã nói có thể điều trị được bệnh; thứ hai là tránh dồn lên tuyến trên gây quá tải, vất vả cho cả bệnh nhân, cơ sở điều trị và những bệnh nhân khác.
Thùy Dung
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)
(HBĐT) - Vừa qua, Sở Y tế ban hành Công văn số 2300 về việc xử lý thuốc viên nén Clorocid TW3 250 mg giả.
Với việc đưa vào khu điều trị I-131, Bệnh viện K bước thêm một bước phát triển quan trọng về ứng dụng khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán và điều trị ung thư.