Chiều 7/9, tại Hà Nội diễn ra lễ ký Công hàm trao đổi (Exchange Note) giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản về khoản viện trợ không hoàn lại phòng, chống dịch COVID-19.


Bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 được chuyển đến Bệnh viện Đà Nẵng để điều trị, theo dõi. Ảnh: Văn Dũng/TTXVN

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam và ngài Yamada Takio, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam tham dự buổi lễ.

Khoản viện trợ nhằm hỗ trợ kỹ thuật nâng cấp các trang thiết bị y tế đối với 4 bệnh viện của Bộ Y tế, gồm: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Phổi Trung ương, C Đà Nẵng và Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương thông qua mua sắm và bổ sung các trang thiết bị y tế cần thiết và phù hợp, giúp các bệnh viện đủ khả năng đáp ứng nhu cầu phòng, chống đại dịch COVID-19.

Tổng giá trị khoản viện trợ ODA không hoàn lại trị giá 2 tỷ Yên Nhật, trong đó phía Việt Nam thụ hưởng 1,8 tỷ Yên, tương đương 455 tỷ đồng. Phí Đại lý chỉ định của Chính phủ Nhật Bản khoảng 200 triệu Yên. Khoản viện trợ được thực hiện trong khoản thời gian 18 tháng, từ tháng 8/2020 đến tháng 1/2022).

Phát biểu tại buổi lễ, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, cho đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn trạng thái bình thường mới, Bộ Y tế đã chính thức khởi động chương trình 5K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập đông người và khai báo y tế).

Quyền Bộ trưởng cũng đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, là "một trong những điểm sáng trên thế giới trong công cuộc phòng chống đại dịch COVID-19”. Đánh giá khoản viện trợ mà Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam là một trong những khoản viện trợ rất quý báu, quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long bày tỏ mong muốn những trang thiết bị sẽ sớm được cung cấp cho 4 bệnh viện. Đồng thời, lãnh đạo Bộ Y tế yêu cầu 4 bệnh viện sẽ sử dụng các trang thiết bị một cách thiết thực, hiệu quả nhất để công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, khám chữa bệnh ngày một nâng lên.

Phát biểu tại buổi lễ, Đại sứ Yamada Takio cho biết, Chính phủ Nhật Bản đánh giá cao vai trò của Bộ Y tế Việt Nam trong việc ngăn chặn, khống chế thành công đại dịch COVID-19 tại Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh đang lây lan mạnh mẽ và chưa có dấu hiệu dừng lại trên thế giới.

Ngài Đại sứ chia sẻ, khi Nhật Bản rơi vào tình trạng khan hiếm khẩu trang trong mùa xuân năm nay, Chính phủ Việt Nam đã gửi tặng hơn 1,2 triệu chiếc khẩu trang cho người dân Nhật Bản - "Món quà khẩu trang đó đã được người dân Nhật Bản rất trân trọng và chúng tôi cảm ơn món quà cùng tình cảm ấm áp của người dân Việt Nam”.

 Ngài Đại sứ bày tỏ sự vui mừng khi hai bên ký kết Công hàm trao đổi dự án viện trợ không hoàn lại "Cung cấp trang thiết bị y tế cho 4 bệnh viện Trung ương” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ. Khoản viện trợ là sáng kiến của ngài Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhằm cung cấp các trang thiết bị y tế một cách nhanh nhất cho các nước, trong đó có Việt Nam, để tăng cường năng lực trong lĩnh vực y tế.

Sau lễ ký, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và Đại sứ Yamada Takio đã thảo luận một số vấn đề y tế liên quan tới việc nối lại đường bay thương mại giữa hai nước; vấn đề cách ly, theo dõi sức khỏe đối với các chuyên gia nhập cảnh vào Việt Nam ngắn ngày; đăng ký lưu hành thuốc…


Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục