(HBĐT) - Nhằm đáp ứng nhiệm vụ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới, thời gian qua, ngành Y tế đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), phòng chống dịch bệnh.


Y, bác sỹ Khoa hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám cho người bệnh.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng đội ngũ y, bác sỹ giỏi về chuyên môn, có tâm với nghề là giải pháp ưu tiên hàng đầu của ngành Y tế nhằm thực hiện tốt các mục tiêu trong công tác KCB. Cụ thể hóa nhiệm vụ này, ngành đã thực hiện nhiều chính sách đào tạo, đãi ngộ thu hút nhân tài, bảo đảm về cả số lượng, chất lượng đội ngũ y, bác sỹ cho các tuyến. Đến nay, ngành có nguồn nhân lực 3.922 người (tuyến tỉnh 1.141 người, tuyến huyện 1.414 người, tuyến xã 1.367 người). Về trình độ, sau đại học có 262 người, đại học 1.030 người, cao đẳng 231 người, còn lại trình độ trung cấp và các trình độ khác. Tỷ lệ bác sỹ đạt 8,7 người/1 vạn dân, 25,56 giường bệnh/1 vạn dân, 70% trạm y tế tuyến xã có bác sỹ, 100% thôn, bản có nhân viên y tế, cộng tác viên dân số hoạt động. Hàng năm, ngành tạo điều kiện cho hàng chục lượt cán bộ, y, bác sỹ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn trong và ngoài nước nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực.

Việc cử bác sỹ luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới theo Đề án 1816 được quan tâm thực hiện. Nhờ đội ngũ bác sỹ được đào tạo, chuyển giao, chất lượng KCN tại cơ sở được nâng lên đáng kể. Người dân mắc các bệnh thông thường hầu hết được khám, chữa trị ngay tại cơ sở, góp phần giảm tải cho tuyến trên. Ngoài bổ sung bác sỹ cho các trạm y tế, bệnh viện tuyến tỉnh cũng được các bệnh viện tuyến trên hỗ kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực. Nhiều trạm y tế có thể thực hiện kỹ thuật tuyến huyện, các trung tâm y tế thực hiện kỹ thuật tuyến tỉnh và tuyến tỉnh có thể thực hiện kỹ thuật khó của tuyến T.Ư.

Cùng với nâng cao chất lượng chuyên môn, ngành Y tế đặc biệt quan tâm bồi dưỡng y đức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên. Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đều có đường dây nóng tiếp nhận, giải quyết kịp thời phản ánh từ phía bệnh nhân, người nhà. Đội ngũ y, bác sỹ ngày càng ý thức hơn trách nhiệm, tinh thần, thái độ phục vụ bệnh nhân.

Trong những năm qua, ngành Y tế luôn nhận được sự quan tâm của các cấp bằng việc đầu tư nguồn vốn để nâng cấp, xây mới cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế cho các đơn vị. Các bệnh viện, trung tâm y tế trong tỉnh đã có cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị hiện đại. Nhiều kỹ thuật mới đưa vào ứng dụng như: nội soi phế quản bằng ống mềm, sinh thiết phổi dưới ống dẫn của ST-Sanner, đo holter huyết áp, điều trị thay thế thận suy HDF online, phẫu thuật nội soi tán sỏi bàng quang, niệu đạo và sỏi thận, phẫu thuật cắt thùy phổi, phẫu thuật nội soi lồng ngực… và nhiều kỹ thuật mới. Với những giải pháp đồng bộ, chất lượng KCB của ngành Y tế được nâng lên. Số bệnh nhân đến khám, điều trị nội trú tại các cơ sở KCB ngày một tăng, hạn chế tình trạng bệnh nhân vượt tuyến.

Bên cạnh đó, ngành tích cực tham mưu, đề xuất với tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở KCB thông qua nguồn vốn của T.Ư, địa phương. Công tác phòng, chống dịch bệnh được thực hiện chủ động, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Các bệnh truyền nhiễm không có sự gia tăng đột biến. Chương trình mục tiêu y tế về phòng, chống bệnh lao, sốt rét, tim mạch, đái tháo đường, HIV/AIDS, chỉ tiêu tiêm cũng đạt kết quả đề ra. Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ 8 loại vắc xin đạt trên 97,3%, tỷ lệ chất thải y tế được xử lý 98%, năm 2019 không có ca tử vong mẹ…

Trong thời gian tới, Sở Y tế tích cực tham mưu cho tỉnh tranh thủ các nguồn vốn, tập trung đầu tư cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị y tế và đào tạo nguồn nhân lực nhằm tiếp tục củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Triển khai tốt các văn bản của Đảng, chính sách chiến lược của Nhà nước về công tác y tế. Nâng cao chất lượng dịch vụ KCB, năng lực dự đoán trong y tế dự phòng. Đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số và phát triển. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ y tế. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử và nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính, thực hiện lộ trình BHYT toàn dân. Quản lý an toàn thực phẩm, dược, vắc xin, sinh phẩm và trang thiết bị y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng tốt hơn.


Lâm Đức


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục