(HBĐT) - Trưa 9/5, Hòa Bình ghi nhận những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4. Với tinh thần khẩn trương, thần tốc, những "chiến sỹ áo trắng" nhanh chóng triển khai lực lượng trên các mặt trận, người đón bệnh nhân vào điều trị, người đi truy vết, người phun khử trùng tiêu độc, người đi đón bệnh nhân đưa về khu cách ly…



Đêm 9/5, chúng tôi có mặt tại khu cách ly tập trung của TP Hòa Bình tại Ban CHQS thành phố cơ sở 2. Trời đã về khuya, sắp sang ngày mới nhưng khu cách ly vẫn sáng đèn, cả thành phố chìm trong giấc ngủ, chỉ còn những chiếc xe đi đón người cách ly vẫn lao vun vút trong đêm. Hết sức khẩn trương, trách nhiệm là điều chúng tôi cảm nhận được về thái độ, tinh thần làm việc của các anh, chị em nhân viên y tế. Chiếc xe vừa đỗ tại sân khu cách ly, nhân viên y tế trong trang phục bảo hộ kín mít nhảy xuống mở cửa, hướng dẫn người vào khu cách ly rồi lại nhanh chóng lên xe, chiếc xe lao vút đi đến địa chỉ người cần cách ly tiếp theo. Tại khu vực đón tiếp của khu cách ly, nhân viên y tế nhanh chóng đo thân nhiệt, hướng dẫn người dân khai báo y tế và đưa đến các phòng cách ly. Trực tiếp có mặt chỉ đạo tại khu cách ly tập trung, đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế không giấu sự lo lắng: Nồng độ vi rút trong các mẫu dương tính mới phát hiện là vô cùng đậm đặc. Nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng là rất cao. Lúc này, thời gian quý hơn vàng nên nhân viên y tế phải tranh thủ từng phút, từng giờ để truy vết, khoanh vùng, cách ly. 

Với sự khẩn trương, quyết tâm đó mà chỉ trong chiều và đêm 9/5, TP Hòa Bình đã khẩn trương khoanh vùng y tế, truy vết, đón được hơn 80 công dân vào khu cách ly tập trung.

Liên tục những ngày sau đó, khu vực TP Hòa Bình nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng, nhiệt độ trong ngày phổ biến ở mức từ 34 - 370C, cảm giác oi bức, nóng rát rất khó chịu. Vậy mà những "chiến sỹ áo trắng” làm nhiệm vụ chống dịch vẫn phải khoác thêm bộ trang phục bảo hộ kín mít trong suốt quá trình làm nhiệm vụ. Toàn bộ các khu vực phong tỏa, khoanh vùng y tế được phun khử khuẩn. Toàn bộ tiểu thương chợ Nghĩa Phương, các cháu cơ sở mầm non Hoa Linh được lấy mẫu xét nghiệm. Rồi gần 1.000 trường hợp về từ Bệnh viện K, các trường hợp F1 liên quan đến các ca bệnh dương tính… được lấy mẫu xét nghiệm. Hàng trăm nhân viên y tế tại 20 khu cách ly tập trung căng mình 24/24h làm nhiệm vụ chống dịch. Cán bộ, nhân viên y tế Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) tập trung cao độ cho việc điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Cán bộ  trạm y tế các xã, phường, thị trấn… tỏa đi khắp mọi ngõ ngách dưới cái nóng bỏng rát để truy vết, khoanh vùng, lấy mẫu xét nghiệm. Chưa bao giờ cán bộ, nhân viên y tế tỉnh phải làm việc với cường độ cao và đối diện với hiểm nguy như lúc này. 

Vất vả, hiểm nguy là thế, nhưng tinh thần của những "chiến sỹ áo trắng” thật đáng khâm phục. Phát biểu trong buổi làm việc của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn tại Trung tâm Y tế TP Hòa Bình, bác sỹ Phạm Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố đã thể hiện sự quyết tâm: Dịch bệnh nguy hiểm, thời tiết khắc nghiệt, trang thiết bị, phương tiện còn thiếu thốn nhưng cán bộ, nhân viên y tế sẽ luôn quyết tâm, kiên cường là lực lượng tiên phong trong công tác phòng, chống dịch bệnh, quyết tâm khoanh vùng, dập dịch, đảm bảo sức khỏe cho Nhân dân.

Dương Liễu


Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục