(HBĐT) - Huyện Lương Sơn có 3 khu công nghiệp (KCN), trong đó, KCN Lương Sơn có 44 dự án đầu tư, thu hút khoảng 17.000 lao động; KCN Nam Lương Sơn có 2 doanh nghiệp (DN) hoạt động, thu hút hơn 600 lao động. Các KCN giáp ranh với TP Hà Nội, nơi đang có nhiều ca nhiễm Covid-19. Ngay trên địa bàn huyện trong ngày 26/7 có ca F0 chưa rõ nguồn lây, do vậy, nguy cơ dịch bệnh xâm nhập các KCN rất cao. Phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 trên địa bàn nói chung và trong các KCN nói riêng được huyện xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Đặc biệt, từ 18g ngày 27/7/2021, huyện Lương Sơn đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel (KCN Lương Sơn) thực hiện "3 tại chỗ" nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 xâm nhập vào nhà máy. 

Theo chia sẻ của đồng chí Nguyễn Phương Đông, Phó Chủ tịch UBND huyện, khi dịch Covid-19 bùng phát, UBND huyện đã phối hợp Ban Quản lý các KCN tỉnh triển khai, hướng dẫn các DN xây dựng phương án PCD. Tuy nhiên, bước đầu các DN còn lúng túng nên huyện đã đề nghị DN trao đổi, phối hợp với cơ quan y tế để xây dựng phương án phù hợp. Trước sự nguy hiểm, khó lường của dịch bệnh, huyện cũng sớm chỉ đạo các DN xây dựng phương án "3 tại chỗ” hết sức cụ thể để nếu xảy ra tình huống cách ly toàn bộ DN do có ca bệnh phải phong tỏa thì sẵn sàng "lắp ráp” phương án vừa sản xuất, vừa ăn, nghỉ tại chỗ.

Tìm hiểu thực tế cho thấy, nhìn chung các DN đã chủ động áp dụng biện pháp PCD, đặc biệt các DN vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư trang thiết bị cho công tác phòng dịch; thực hiện khá tốt khuyến cáo "5K". Một số DN đã xây dựng phương án ứng phó với dịch bệnh, như Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel (KCN Lương Sơn) là một ví dụ điển hình. Bà Trịnh Thị Hồng Vân, Giám đốc Hành chính - nhân sự công ty cho biết: Đánh giá mức độ phức tạp của dịch bệnh trong thời gian gần đây, chủ trương của công ty là luôn luôn nâng cao ý thức thực hiện "5K" và chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly, phân luồng xưởng để đảm bảo hoạt động sản xuất an toàn, chống lây nhiễm nếu có ca bệnh trong nhà máy. Đặc biệt, khi Hà Nội nâng mức cảnh báo về dịch và thực hiện giãn cách xã hội; tỉnh Hòa Bình cũng có yêu cầu cao quản lý người về, đến từ Hà Nội thì ngay lập tức, công ty đã kích hoạt phương án "3 tại chỗ”. Theo đó, đã biến một phần nhà máy thành ký túc xá tạm thời và đưa ra các nội quy cũng như lên danh sách, tiến hành xét nghiệm, thực hiện đầy đủ các thủ tục để công nhân vào nhà máy ăn, ở tập trung tại chỗ một cách an toàn. Mục tiêu của chúng tôi là nỗ lực phòng dịch ở mức cao nhất nhằm sớm đưa hơn 2.000 công nhân đang sinh sống ở Hà Nội trở lại làm việc để không đứt gãy chuỗi sản xuất.

Tuy có ý thức phòng dịch, nhưng theo đánh giá của đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, những DN làm được như Công ty Esquel không nhiều. Còn nhiều DN sự chủ động chưa cao, phương án PCD còn sơ sài, hạn chế. Hiện, lao động trong các KCN ở huyện sinh sống ở Hà Nội rất đông, tính bình quân tương đương gần 50% tổng số lao động. Thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh, UBND huyện đã kịp thời triển khai thực hiện và thông báo đến các DN, đồng thời tổ chức làm việc trực tiếp, yêu cầu xây dựng phương án "3 tại chỗ”. Huyện chỉ đạo, trước hết, các DN phải chủ động theo hết khả năng của mình; bố trí "3 tại chỗ” trong khuôn viên, nếu không đáp ứng được huyện sẽ hỗ trợ”.

Bên cạnh đó, trước diễn biến khó lường của dịch Covid-19, UBND huyện đã yêu cầu các DN xây dựng ngay phương án "3 tại chỗ" cho cả lao động là người địa phương. Nếu trong tình hình dịch bùng phát mạnh hơn, có nhiều ca lây nhiễm hơn trong cộng đồng thì tất cả lao động địa phương cũng phải thực hiện "3 tại chỗ”. Huyện cũng dự kiến điểm hỗ trợ DN tại các trường học trên địa bàn các xã, thị trấn gần KCN nếu DN không thể tự bố trí do có lượng lao động lớn và cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu. Đối với công nhân khi vào thực hiện "3 tại chỗ” toàn bộ phải được test nhanh và có kết quả âm tính. Đồng thời yêu cầu DN chia ca, bố trí phân khu làm việc hợp lý để đảm bảo giãn cách. Yêu cầu tất cả người lao động ký cam kết thực hiện các biện pháp PCD và DN phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về PCD, chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để dịch bệnh lây lan.

Trước mắt, huyện yêu cầu các DN tổ chức hoạt động sản xuất trên cơ sở số lao động hiện có là người địa phương. Đối với người lao động ngoài địa phương nhưng đang cư trú trên địa bàn trước thời điểm 6h ngày 24/7 thực hiện ngay phương án "3 tại chỗ” được Ban Quản lý các KCN tỉnh phối hợp UBND huyện xem xét, thẩm định phê duyệt và có sự hỗ trợ, tư vấn của ngành y tế.

Để ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, UBND huyện đề nghị Sở Y tế bố trí các điểm test nhanh trong KCN. Đề nghị Bộ CHQS tỉnh có phương án cụ thể khi có ca dương tính mà phải khoanh vùng, cách ly tập trung tại chỗ toàn bộ KCN hoặc một vài công ty.

Đặc biệt, ngày 27/7, UBND huyện Lương Sơn đã có Thông báo khẩn về triển khai thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn. Theo đó, chỉ đạo đối với các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong KCN Lương Sơn, UBND huyện sẽ phối hợp với BQL các KCN tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo, chịu trách nhiệm và triển khai các biện pháp PCD tại KCN. Yêu cầu các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất phải xây dựng phương án sản xuất an toàn "3 tại chỗ - sản xuất, ăn uống, nghỉ ngơi tại chỗ” hoặc "1 cung đường 2 điểm đến” được UBND huyện, BQL các KCN phê duyệt và thực hiện nghiêm theo phương án đã được phê duyệt. Sẵn sàng phương án, kịch bản duy trì sản xuất an toàn trong trường hợp nhà máy bị phong tỏa, cách ly, lấy nhà máy là nơi cách ly và ổn định sản xuất. Đảm bảo an toàn PCD, hoạt động sản xuất hàng hóa, không để đứt gãy; quản lý nơi ở, đi, đến, biến động của các công nhân, lao động trong KCN.

Bình Giang

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục