Từ 18 giờ ngày 25/8 đến 18 giờ 30 phút ngày 26/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.575 ca nhiễm mới tại 43 tỉnh, thành phố; trong đó 6 ca nhập cảnh và 11.569 ca ghi nhận trong nước.


Các y bác sỹ bệnh viện Phú Nhuận thực hiện tiêm vaccine cho người trên 65 tuổi, người có bệnh nền tại Trung tâm y tế phường 11, quận Phú Nhuận (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN

Trong số 11.575 ca nhiễm mới ghi nhận tại Bình Dương (4.868 ca), TP Hồ Chí Minh (3.934 ca), Đồng Nai (743 ca), Long An (449 ca), Tiền Giang (354 ca), Đà Nẵng (144 ca), An Giang (131 ca), Khánh Hòa (131 ca), Đồng Tháp (116 ca), Kiên Giang (112 ca), Cần Thơ (72 ca), Bến Tre (55 ca), Hà Nội (50 ca), Bình Thuận (48 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (44 ca), Nghệ An (43 ca), Tây Ninh (42 ca), Thừa Thiên Huế (24 ca), Phú Yên (24 ca), Quảng Bình (23 ca), Trà Vinh (20 ca), Bình Định (15 ca), Bình Phước (13 ca), Vĩnh Long (12ca), Sơn La (10 ca), Đắk Lắk (10 ca), Hà Tĩnh (9 ca), Thanh Hóa (9 ca), Sóc Trăng (9 ca), Gia Lai (8 ca), Đắk Nông (8 ca), Quảng Nam (8 ca), Quảng Ngãi (7 ca), Lạng Sơn (6 ca), Ninh Thuận (5 ca), Bạc Liêu (4 ca), Quảng Trị (2 ca), Bắc Giang (2 ca), Lâm Đồng (1 ca), Hà Nam (1 ca), Hưng Yên (1 ca), Bắc Ninh (1 ca), Cà Mau (1 ca) trong đó có 5.603 ca trong cộng đồng.

Như vậy trong 24 giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 524 ca. Tại Bình Dương tăng 739 ca, TP Hồ Chí Minh giảm 1.360 ca, Đồng Nai tăng 125 ca, Long An giảm 11 ca, Tiền Giang tăng 35 ca.

Thống kê kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 392.938 ca nhiễm, đứng thứ 66/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 168/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 3.997 ca nhiễm).

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch thứ 4 kể từ 27/4 đến nay là 388.814 ca, trong đó có 185.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 7/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang. Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Kon Tum, Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ.

Có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (194.100 ca), Bình Dương (86.050 ca), Đồng Nai (20.471 ca), Long An (19.495 ca), Tiền Giang (8.509 ca).

Trong 24 giờ qua đã thực hiện 466.305 xét nghiệm cho 596.487 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 10.836.663 mẫu cho 29.983.657 lượt người.

Trong ngày 25/8 có 430.924 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 18.522.203 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 16.382.658 liều, tiêm mũi 2 là 2.139.545 liều.

Thông tin từ Tiểu ban điều trị (Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19) cho biết, trong ngày 26/8, có 18.567 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 188.488 ca. Theo tống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.184 ca, trong đó: Số bệnh nhân nặng đang điều trị tích cực thở ô xy qua mặt nạ là 3.223 ca; thở ô xy dòng cao HFNC là 1.082 ca; thở máy không xâm lấn là 85 ca; thở máy xâm lấn là 765 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị tim phổi nhân tạo (ECMO) là 29 ca.

Ngày 26/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 318 ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh (242 ca), Bình Dương (46 ca), Tiền Giang (9 ca), Đồng Tháp (3 ca), Khánh Hòa (3 ca), Long An (3 ca), Vĩnh Long (3 ca), Bình Thuận (2 ca), Sóc Trăng (2 ca), Hà Nội (1 ca), Bến Tre (1 ca), Kiên Giang (1 ca), Thừa Thiên Huế (1 ca), Trà Vinh (1 ca).

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 9.667 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

Ngày 26/8, tham gia đoàn công tác do Thủ tướng Chính phủ chủ trì kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Y tế cùng đoàn công tác của Bộ Y tế đã đến kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Phường 5, Quận 8, TP Hồ Chí Minh.

Trong ngày, Bộ Y tế tổ chức họp trực tuyến với 6 tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh và Bình Phước về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế triển khai phân bổ 1.209.400 liều vaccine AstraZeneca (đợt 23) do VNVC mua, phân bổ 500.800 liều vaccine AstraZeneca (đợt 24) do phía Ba Lan tài trợ, phân bổ 300.000 liều vaccine AstraZeneca (đợt 25) do phía Rumania tài trợ và phân bổ 10.000 liều vaccine Sputnik V do phía Liên bang Nga tài trợ. Cùng với đó, Bộ Y tế đã tiếp nhận 770.000 liều vaccine Pfizer trong tổng số khoảng 1 triệu liều do phía Mỹ tặng Việt Nam, số vaccine 270.000 liều còn lại dự kiến sẽ được chuyển đến Việt Nam vào ngày 27/8.

TP Hồ Chí Minh xây dựng quy trình quy trình tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên virus SARS-CoV-2 tại cộng đồng, thu thập và báo cáo kết quả theo các hướng dẫn chuyên môn.

Tỉnh Bình Dương xây dựng Kế hoạch ứng phó khi số ca nhiễm trên 150.000 ca, tương đương với khoảng 100.000 giường điều trị.

Theo Baotintuc.vn


Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục