Trường TH&THCS Thịnh Lang (TP Hòa Bình)thực hiện kiểm tra thân nhiệt học sinh khi đến trường, nghiêm túcthực hiện "5K" trong phòng, chống dịch Covid-19.
Trong đó, trên 48 nghìn HSSV tham gia theo đối tượng BHYT HSSV, trên 111 nghìn HSSV được cấp thẻ BHYT theo các nhóm đối tượng được ngân sách Nhà nước đóng (hỗ trợ đóng cho người dân tộc thiểu số, người nghèo, cận nghèo, bảo trợ xã hội, thân nhân lực lượng vũ trang...). BHXH tỉnh đã trích nguồn kinh phí trên 3,6 tỷ đồng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho 320 đơn vị, trường học, CSGD có đủ điều kiện. Các trường học, CSGD đã bố trí cơ sở vật chất, như có phòng y tế riêng hoặc phòng làm việc riêng để thực hiện việc sơ cấp cứu ban đầu cho HSSV. Bổ sung nguồn kinh phí mua thuốc, vật tư y tế phục vụ khám, chữa bệnh (KCB), sơ cứu, xử lý ban đầu cho trẻ em, HSSV khi bị thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập. Năm 2020, có gần 16 nghìn lượt HSSV KCB với số tiền trên 9,8 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2021 có trên 8,7 nghìn lượt HSSV KCB với số tiền trên 3,4 tỷ đồng. Trong đó, có 91 em có số chi phí KCB từ trên 10 - dưới 50 triệu đồng; trên 10 em có số chi phí từ 50 - dưới 500 triệu đồng (1 học sinh trường TH&THCS Thái Bình (TP Hòa Bình) số tiền chi phí KCB trên 481 triệu đồng).
Qua đánh giá của ngành BHXH, sự phối hợp của các ngành, các cấp trong công tác triển khai BHYT HSSV vẫn còn những hạn chế như: Chưa xác định đúng BHYT HSSV là hình thức BHYT bắt buộc; điều kiện kinh tế, thu nhập của phụ huynh học sinh còn có khó khăn; thời gian triển khai BHYT HSSV đầu năm học mới, có nhiều khoản đóng góp nên phụ huynh học sinh phải lựa chọn và dành cho các khoản đóng góp khác. Thực tế điều kiện kinh tế một số hộ ở các xã ra khỏi vùng khó khăn vẫn còn khó khăn nên không tham gia BHYT HSSV. Việc bình xét hộ nghèo, cận nghèo diễn ra sau thời điểm học sinh đã tham gia BHYT tại trường, ảnh hưởng đến công tác thu BHYT cho những HSSV thuộc đối tượng nghèo, cận nghèo. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu một số trường học chưa hiệu quả, công tác KCB ở một số trạm y tế xã, phường chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của phụ huynh HSSV.
Năm học 2021 - 2022, xác định việc thực hiện BHYT HSSV là nhiệm vụ quan trọng trong việc phấn đấu đạt chỉ tiêu BHYT toàn dân 95,12% theo Nghị quyết số 331/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, góp phần thực hiện công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục sức khỏe HSSV, xác định "BHYT HSSV là hình thức bắt buộc”, ngành BHXH chủ động phối hợp các Sở: GD&ĐT, LĐ-TB&XH, Y tế, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, CSGD xây dựng kế hoạch, tăng cường triển khai các giải pháp, tổ chức thực hiện phấn đấu đạt chỉ tiêu 100% HSSV tham gia BHYT. Hướng dẫn các trường học, CSGD tổ chức tốt công tác y tế trường học và công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với HSSV; củng cố, phát triển nhanh mạng lưới y tế trường học, đảm bảo các nhà trường đều có cán bộ y tế; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được trích từ quỹ BHYT theo đúng quy định. Chỉ đạo BHXH huyện phối hợp các phòng, ban, UBND cấp xã, các đơn vị, trường học tích cực tuyên tuyền bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp, dễ hiểu, thiết thực nhằm vận động HSSV tham gia BHYT; đồng thời phối hợp rà soát học sinh là người dân tộc thiểu số thuộc các xã ra khỏi vùng KT-XH khó khăn, người sống ở vùng KT-XH đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp nhận hồ sơ tham gia BHYT và tiến hành cấp thẻ BHYT theo đúng quy định.
Việt Lâm