Thái Lan đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine nhằm đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa Covid-19 cho khoảng 70% dân số vào cuối năm nay, trong bối cảnh tỷ lệ tiêm chủng hiện đang ở mức 700.000 liều/ngày. Bộ Giáo dục Thái Lan công bố lịch trình tiêm chủng cho học sinh từ 12 - 18 tuổi. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Thái Lan cũng xem xét đề xuất tiêm vaccine cho trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
Người dân chờ tiêm vaccine tại Philippines. Ảnh REUTERS
Ðể phục vụ mục tiêu tăng tốc tiêm chủng, Indonesia vừa nhận 2,6 triệu liều vaccine của hãng Pfizer từ Mỹ và gần 1 triệu liều của Moderna từ Pháp thông qua cơ chế COVAX. Nhà trắng cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ chuyển thêm 2,58 triệu liều vaccine do hai Hãng Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Ðức) hợp tác sản xuất tới Philippines thông qua cơ chế COVAX.
Nhiều nước châu Âu sử dụng biện pháp mạnh để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng nhằm sớm khống chế dịch.
Chính phủ Pháp cho biết, khoảng 3.000 nhân viên tại các bệnh viện, cơ sở dưỡng lão và trung tâm y tế bị buộc thôi việc do không tuân thủ quy định tiêm vaccine phòng Covid-19. Thúc đẩy chiến lược "sống chung an toàn với Covid-19”, Chính phủ Italia đã phê chuẩn sắc lệnh mới, bắt buộc tất cả nhân viên công vụ và người lao động trong khu vực tư nhân phải có "thẻ xanh Covid-19”.
Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và phòng dịch khuyến cáo những người mắc Covid-19 vẫn cần tiêm phòng. Theo các chuyên gia dịch tễ học Mỹ, người từng mắc Covid-19 có thể không tái nhiễm trong khoảng sáu tháng sau đó. Tuy nhiên, nếu tái nhiễm, sẽ gặp biến chứng nghiêm trọng. Hãng hàng không United Airlines của Mỹ cho biết sau khi áp đặt các biện pháp cứng rắn đối với những nhân viên từ chối tiêm vaccine, gần 90% nhân viên của hãng đã có chứng nhận tiêm vaccine phòng Covid-19 trước hạn chót.
Các lãnh đạo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và nhiều tổ chức đa phương khác ra tuyên bố chung kêu gọi các nước có tỷ lệ tiêm phòng Covid-19 cao tăng cường hỗ trợ vaccine cho các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Các tổ chức đa phương lo ngại khó có thể hoàn thành mục tiêu ít nhất 40% dân số tại mỗi nước trên thế giới được tiêm phòng Covid-19 vào cuối năm nay, nếu không có những hành động khẩn cấp.
Theo Nhandan
Bản tin dịch COVID-19 tối 17/9 của Bộ Y tế cho biết có 11.521 ca mắc COVID-19, trong đó TP HCM và Bình Dương cộng lại đã gần 10.000 ca; trong ngày có hơn 9.900 bệnh nhân khỏi.
Với khoảng cách giữa 2 liều từ 12 tuần trở lên, hiệu lực bảo vệ của vaccine AstraZeneca tăng lên đến 82%, trong khi đó nếu 2 mũi tiêm cách nhau dưới 6 tuần thì hiệu lực bảo vệ chỉ khoảng 55%.
(HBĐT) - Sáng 17/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp Trung đoàn 814 (Bộ CHQS tỉnh) tiếp nhận và cách ly y tế 90 công dân Việt Nam trở về từ Mỹ (41 nam, 49 nữ), trong đó có 2 trẻ em.
(HBĐT) - Thực hiện Quyết định số 188/QĐ-BCĐ, ngày 16/9/2021 của Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch (BCĐ PCD) Covid-19 tỉnh về việc phân bổ vắc xin phòng Covid-19 đợt 9. Cụ thể phân bổ 3.510 liều vắc xin Covid-19 đợt 9 của Pfizer, trong đó mũi 1:1.752 liều, mũi 2: 1.758 cho 3 đơn vị: TP Hòa Bình 660 liều, huyện Lương Sơn 780 liều, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh: 2.070 liều.
Trong số hơn 656.000 ca mắc COVID-19 tại nước ta đến nay đã có hơn 423.500 ca khỏi; 14 địa phương đã qua hơn 2 tuần chưa ghi nhận F0 trong nước; TP HCM đề nghị cung cấp thông tin số người trên 18 tuổi chưa tiêm vaccine mũi 1 trước ngày 18/9.
Bản tin về tình hình dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết: Tính từ 17h ngày 15/9 đến 17h ngày 16/9, cả nước ghi nhận thêm 10.489 ca mắc mới, trong đó có 7 ca nhập cảnh.
Tình hình dịch COVID-19.