(HBĐT) - Kế thừa các vị thuốc hay, bài thuốc quý của các lương y có tay nghề cao, người có bài thuốc gia truyền chữa bệnh có hiệu quả ở địa phương; thường xuyên tổ chức các cuộc giao lưu trao đổi kinh nghiệm thực tiễn các đề tài nghiên cứu khoa học về đông y, đông dược; tham mưu công tác phát triển cây dược liệu trên địa bàn… huyện Đà Bắc đã và đang tiếp tục phát huy giá trị của y, dược học cổ truyền để ứng dụng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân.


Cán bộ, hội viên Hội Đông y huyện Đà Bắc sơ chế dược liệu phục vụ cho việc điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. 

Huyện Đà Bắc hiện có trên 5 vạn dân, thuộc các dân tộc Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái … cùng chung sống. Mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm quý từ việc sử dụng cây, củ, lá… làm thuốc chữa bệnh. Bởi thế, nơi đây được xem như là "kho” trữ nguồn dược liệu cũng như những bài thuốc quý. Lương y Nguyễn Thị Minh, Chủ tịch Hội Đông y huyện Đà Bắc chia sẻ: Hiện có nguồn dược liệu khá phong phú với: Ngải cứu, tía tô, kinh giới, xả, nhọ nồi, huyết dụ, rau sam, cây khôi (trắng, đỏ), cây giảo cổ lam, xạ đen, cây hoàn ngọc (trắng, đỏ), cây mâm xôi, trinh nữ, cỏ xước, cỏ mần trầu, diệp hạ châu (trắng, đỏ), dây khúc khắc, củ bình vôi… đủ để phục vụ cho các cơ sở khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền (YHCT) và cung cấp ra thị trường dược liệu. Huyện cũng có khá đông lương y, các ông lang, bà mế thực hiện khám, chữa bệnh bằng y, dược học cổ truyền. Đến nay, Hội Đông y huyện đã tập hợp được 121 hội hội viên tham gia sinh hoạt tại 17 chi hội. Khi đã tập hợp được hội viên, Hội Đông y huyện luôn quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đông y đa dạng, nhiều lứa tuổi, có trình độ và năng lực chuyên môn kế thừa được các vị lương y, lương dược tiền bối đi trước.

Quá trình hoạt động, Hội đã đưa ra chủ trương phát triển trồng và sử dụng thuốc nam tại cộng đồng, kế thừa, ứng dụng YHCT, gìn giữ những bài thuốc hay, kinh nghiệm quý, hiến kế, điều tra, sưu tầm và tư liệu hóa lại các bài thuốc, kinh nghiệm chẩn trị bằng YHCT. Qua đó, tạo niềm tin đối với người bệnh, thu hút ngày càng đông đảo người bệnh khám và điều trị bệnh bằng y, dược học cổ truyền. Theo thống kê của Hội Đông y huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay đã có đã có trên 520 lượt bệnh nhân khám, điều trị bằng đông y tại các cơ sở y tế với trên 6.500 thang thuốc; có trên 430 lượt bệnh nhân tới khám, điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh của các ông lang, bà mế với hơn 4.500 thang thuốc.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 diện tích cây dược liệu của tỉnh đạt 2.815ha, tháng 12/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2054/QĐ-UBND về việc ban hành danh mục cây dược liệu trồng trên địa bàn tỉnh giao các huyện, thành phố quy hoạch vùng trồng dược liệu. Trong đó, huyện Đà Bắc được giao quy hoạch 105 ha trồng giảo cổ lam, cà gai leo, xạ đen, linh chi, khôi nhung. Thực hiện chủ trương này, Hội Đông  y đã tham mưu cho huyện việc triển khai, mở rộng diện tích trồng dược liệu. Một mặt, vận động hội viên bảo tồn và phát huy giá trị cây dược liệu. Theo đó đến nay, huyện Đà Bắc đã xây dựng được 141 vườn thuốc ở các cơ sở y tế và các gia đình. Trong những tháng đầu năm nay, mặc dù dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng việc trồng, thu hái, sơ chế, bào chế dược liệu vẫn được duy trì. Hội đã khai thác, thu mua và chế biến 4,8 tấn dược liệu thành dạng thuốc viên, thuốc bột, nước và cao… đưa đến nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước phục vụ điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Theo đại diện Hội Đông y huyện, trong thời gian tới, Hội sẽ tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động để thu hút hội viên. Qua đó, vận động hội viên phát triển vườn thuốc nam để phát huy giá trị nguồn dược liệu quý. Một mặt, thực hiện phương châm "Thầy thuốc tại chỗ, thuốc tại vườn, chữa bệnh tại nhà”, góp phần giảm tải cho các cơ sở y tế, giảm chi phí cho người bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân được tốt hơn.

Thúy Hằng 
(Hội Nhà báo tỉnh)

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục