(HBĐT) - Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, trong cuộc chiến "chống dịch như chống giặc”, những chiến sỹ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch đã, đang gác lại niềm riêng, không quản hiểm nguy chiến đấu với đại dịch.

 


Lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị động viên đoàn cán bộ, y, bác sỹ tỉnh tình nguyện tham gia chống dịch tại TP Hồ Chí Minh.

Ngày 22/7, ngay sau khi được lãnh đạo phân công, chị Nguyễn Khánh Chi, điều dưỡng Khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế (TTYT) TP Hòa Bình nhanh chóng lên đường đến Công ty TNHH sản xuất và thương mại MAVINA tại xã Quang Tiến để lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp F1, khi ở công ty này xuất hiện 1 ca F0. Chỉ trong một thời gian ngắn, với tinh thần khẩn trương, chị cùng đồng nghiệp đã lấy mẫu được 40 trường hợp F1 để gửi đi xét nghiệm nhằm giúp cấp ủy, chính quyền có biện pháp khoanh vùng dập dịch kịp thời.

Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, lần thứ 5, chị Đinh Thị Thuận, công tác tại Khoa An toàn thực phẩm (TTYT TP Hòa Bình) được phân công trực tại khu cách ly tập trung Ban CHQS TP Hòa Bình, cơ sở phường Kỳ Sơn. Mỗi ca trực kéo dài từ 14 - 21 ngày là từng ấy thời gian chị phải tạm xa gia đình và 2 con nhỏ. Vì thế, mỗi khi có thời gian chị lại ngồi ngắm ảnh và nói chuyện với con qua zalo, facebook để phần nào vơi bớt nỗi nhớ. Chị tâm sự: "Trong thời gian tôi trực tại khu cách ly, hai con nhớ mẹ nên khóc suốt, cũng chẳng biết phải làm thế nào, may mắn tôi có hậu phương vững chắc là chồng, anh ấy thay tôi làm mọi việc và chăm sóc con cái”.

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, rất nhiều cán bộ, y, bác sỹ xông pha nơi tuyến đầu chống dịch, đi vào tâm dịch chi viện cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Y sỹ đa khoa Nguyễn Tuấn Anh, công tác tại trạm y tế phường Tân Hòa (TP Hòa Bình) là một người trong số đó. Nhận thấy đồng nghiệp hăng hái lên đường, đồng hành, sát cánh cùng miền Nam dập dịch, anh đã đăng ký tham gia và nguyện vọng của anh được chấp thuận. Ngày 27/8, anh cùng đoàn công tác gồm 23 cán bộ, y, bác sỹ của tỉnh lên đường vào Bình Dương chống dịch. Trước ngày lên đường, anh tranh thủ chơi với con trai chuẩn bị bước vào lớp 1, bởi phía trước là cuộc chiến chưa biết bao giờ mới kết thúc. Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, tỉnh đã tổ chức 6 đoàn công tác với gần 600 y, bác sỹ trực tiếp tham gia hỗ trợ TP Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và TP Hà Nội chống dịch. Đoàn cán bộ vào TP Hồ Chí Minh đến nay tiếp tục viết đơn tình nguyện ở lại với quyết tâm "khi nào đẩy lùi được dịch bệnh mới về", trong đó có nhiều nữ y, bác sỹ có con nhỏ và phải xa gia đình nhiều tháng trời. Y tá Bùi Thị Hường, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đang tham gia chống dịch tại TP Hồ Chí Minh tâm sự: "Đi công tác xa, thường trực hàng ngày là nỗi nhớ 2 con nhỏ. Tuy nhiên, mỗi lần nhớ con tôi và nhiều cán bộ, y, bác sỹ đều lấy đó làm động lực để làm việc. Chúng tôi càng cố gắng hơn nữa, mong có thể góp một phần sức của mình cho cuộc chiến chống Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh để sớm trở về với gia đình".

Tháng 4/2021, khi làn sóng Covid-19 thứ 4 bùng phát, để phòng, chống dịch, tỉnh đã triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp. Trong đó, tăng tốc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm, khoanh vùng dập dịch; lập các chốt kiểm soát dịch bệnh tại các vùng giáp ranh và các địa bàn; thành lập các điểm cách ly tập trung; phong tỏa địa bàn có ca nhiễm; khẩn trương tiêm chủng, xét nghiệm diện rộng để đạt được miễn dịch cộng đồng và hạn chế nguồn lây..., tất cả những công việc đó, lực lượng y, bác sỹ đều có vai trò tuyến đầu. Đã có hàng trăm y, bác sỹ làm việc liên tục trong các khu điều trị, khu cách ly tập trung. Trung bình mỗi ngày, lực lượng y, bác sỹ tham gia lấy mẫu xét nghiệm hàng trăm mẫu mới, truy vết, rà soát được hàng nghìn người về từ vùng dịch để đưa đi cách ly và hướng dẫn theo dõi sức khỏe. Ngành Y tế cũng đã tiến hành tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho hơn 50 nghìn người, với hơn 118 nghìn mũi tiêm đã được thực hiện. Từ những nỗ lực đó đã giúp tỉnh là địa bàn giáp ranh Hà Nội, nguy cơ lây nhiễm cao, trở thành vùng xanh, đảm bảo an toàn trước đại dịch Covid-19.

Dẫu không thể kể hết nỗi vất vả, sự hiểm nguy của những chiến sỹ áo trắng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, nhưng cũng phần nào hiểu hơn về những công việc thầm lặng họ đã, đang và sẽ tiếp tục cống hiến vì sự bình yên của đất nước, vì an toàn, hạnh phúc của Nhân dân.

Phương Linh

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục