(HBĐT) - Những ngày qua, khi TP Hồ Chí Minh nới lỏng giãn cách, hàng nghìn lao động trở về địa phương bằng phương tiện cá nhân. Nhiều đoàn người lao động thuộc các tỉnh Tây Bắc đã về đến Hòa Bình, chủ yếu theo tuyến quốc lộ 12B và quốc lộ 21 vào huyện Yên Thủy, Lạc Thủy. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch (PCD), các địa phương đã chỉ đạo lực lượng chức năng tiến hành phân luồng, lấy thông tin tại chốt kiểm soát PCD Covid-19, nỗ lực hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ lây lan dịch Covid-19.


Cán bộ chốt kiểm dịch dốc Bòng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ) hướng dẫn người dân từ ngoài địa bàn vào tỉnh khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Chốt kiểm soát dịch bệnh tại dốc Bòng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) sáng 7/10 tiếp nhận 3 công nhân làm việc tại xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm (Hà Nam) đi bộ về địa phương. Về từ vùng đỏ đang có dịch, các công dân được tổ trực chốt hướng dẫn khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm và chờ địa phương xuống đón về cách ly tập trung. Không chỉ công nhân từ Hà Nam, liên tục trong những ngày vừa qua, khi các tỉnh phía Nam nới lỏng hoạt động đi lại, rất nhiều lao động trở về địa phương qua chốt Bòng Bong được lực lượng chức năng phân luồng, hướng dẫn khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm để hướng dẫn PCD bệnh. Đồng chí Bùi Việt Hà, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - trật tự (Công an huyện Lạc Thủy), Trưởng chốt kiểm dịch dốc Bòng Bong cho biết: Trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 300 lượt người qua chốt, chủ yếu là người từ địa bàn tỉnh Hà Nam. Huyện đã bố trí lấy mẫu xét nghiệm bằng PCR tại chốt để tạo điều kiện cho công dân đi lại. Từ đầu tháng 10 có 3 đoàn công dân từ Đồng Nai, Bình Dương với hơn 30 người qua địa bàn về các tỉnh Tây Bắc và một số huyện. Tổ trực chốt đã bố trí nơi nghỉ tạm và hỗ trợ người dân trở về địa phương an toàn.

Tại chốt kiểm soát dịch bệnh xã Ngọc Lương (Yên Thủy), tiếp giáp với huyện Nho Quan (Ninh Bình) trong những ngày gần đây có hơn 500 lao động từ các tỉnh phía Nam đi xe máy trở về địa phương và các tỉnh miền núi phía Bắc. Huyện Yên Thủy đã tích cực hỗ trợ nhu yếu phẩm như đồ ăn, nước uống cho công dân. Để đảm bảo công tác PCD Covid-19 an toàn, hiệu quả, lực lượng Công an huyện phối hợp các huyện dọc tuyến đường 12B thực hiện nhiệm vụ dẫn đường, hỗ trợ người dân di chuyển thuận tiện khi qua địa bàn tỉnh. Thượng tá Nguyễn Văn Thành, Phó trưởng Công an huyện Yên Thủy cho biết: Người dân đã vượt hàng nghìn km trên đường nên khi về đến rất mệt mỏi. Có những gia đình đi về cả nhà, có con nhỏ, người già, đồ đạc lỉnh kỉnh rất vất vả. Ngay khi nhận được thông tin có đoàn công dân di chuyển về, tổ trực chốt đã có kế hoạch đón, hỗ trợ công dân, đồng thời thực hiện các quy định PCD.

Cùng với công tác hỗ trợ đón người từ các tỉnh phía Nam trở về, đi qua địa bàn, các địa bàn giáp ranh có tuyến đường nối với các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam cũng đã triển khai triệt để hoạt động PCD. Ban chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 huyện Yên Thủy chỉ đạo lực lượng trực chốt khi có công dân trở về phải hỗ trợ, đồng thời lấy thông tin dịch tễ, phân luồng công dân triển khai công tác PCD. Đồng chí Bùi Văn Hải, Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: Tăng cường triển khai công tác PCD tại chốt, BCĐ PCD Covid-19 huyện chủ động tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức nhất là phát huy vai trò của các tổ Covid-19 cộng đồng trong việc phát hiện, thông báo người dân từ ngoài tỉnh về địa bàn, đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để người ngoài vào địa bàn mà chưa được kiểm soát về dịch bệnh.

Tương tự, tại xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) là địa bàn giáp ranh, nằm trên tuyến quốc lộ 21, nhiều lao động từ các địa phương đi qua, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh rất cao. Xã xác định phát huy vai trò của các Tổ Covid-19 cộng đồng, nâng cao công tác tuyên truyền, vận động trong PCD. Đồng chí Trịnh Xuân Nghị, Chủ tịch UBND xã cho biết: Ngoài chốt kiểm dịch của huyện, xã mở một chốt kiểm dịch tại tuyến đường mòn đi từ tỉnh Hà Nam vào địa bàn, cắt cử lực lượng trực chốt. Đồng thời tuyên truyền các hàng quán trên tuyến quốc lộ chú trọng PCD, chỉ bán hàng mang đi đối với người ngoài địa bàn và phải tuyệt đối đảm bảo các quy định về PCD.

Tính từ đầu tháng 10 đến nay, có hơn 120 người từ các tỉnh phía Nam trở về địa phương. Theo nhận định của ngành y tế, đối với những công dân trở về từ các tỉnh phía Nam, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh vì đây đều là những địa bàn dịch bệnh rất phức tạp. Theo báo cáo của BCĐ PCD Covid-19 tỉnh, vừa qua, tại huyện Cao Phong có 6 công dân từ Bình Dương trở về địa bàn, trong đó có 3 trường hợp F0 đã khỏi bệnh. Sau khi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm có 1 trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Thực tế cho thấy, người về từ vùng dịch tự phát tăng lên, không tránh khỏi nguy cơ xuất hiện F0 trên địa bàn. Chính vì vậy, các địa phương cần đề cao cảnh giác, quyết liệt triệt khai các biện pháp PCD. 

 

Đinh Hòa

Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục