Những ngày gần đây, tỉnh liên tiếp xuất hiện các ca mắc Covid-19 mới trong cộng đồng, đặc biệt tại các huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn. Bên cạnh việc đại đa số người dân chấp hành nghiêm khuyến cáo "5K" của Bộ Y tế thì vẫn còn không ít người chủ quan, lơ là. Trong tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, nhiều ca nhiễm xuất hiện chưa rõ nguồn lây và các ca bệnh có tải lượng vi rút rất cao nên có khả năng lây nhiễm mạnh mẽ, người dân cần nâng cao ý thức phòng, chống dịch (PCD) để hạn chế dịch bệnh lây lan mạnh trong cộng đồng.


Vẫn còn tình trạng người dân tụ tập trà đá vỉa hè không đeo khẩu trang, không đảm bảo khoảng cách an toàn. Ảnh chụp tại thị trấn Bo (Kim Bôi) ngày 23/11.

Tại huyện Kim Bôi, kể từ khi xuất hiện ca mắc mới trong cộng đồng có địa chỉ tại xóm Khoai, xã Xuân Thủy, huyện đã khẩn trương truy vết các trường hợp có tiếp xúc gần với ca bệnh, đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền như qua hệ thống truyền thanh tại khu dân cư, đăng tải nội dung lên các trang mạng xã hội và tuyên truyền lưu động. Nhờ đó, ý thức người dân đã được cải thiện rõ rệt. Ghi nhận tại chợ Bo (thị trấn Bo), hầu hết các tiểu thương và người mua hàng đều có ý thức đeo khẩu trang, giữ khoảng cách an toàn 2m. Nhiều người cẩn thận hơn khi trang bị thêm mũ chắn giọt bắn để đảm bảo an toàn PCD. Các cửa hàng tạp hóa lớn như cửa hàng Thủy Doanh, Lan Huy, Lực Súy… thay vì cho khách vào mua hàng tự chọn như trước thì nay đều bố trí bàn ngăn cách. Khách hàng cần mua món đồ gì chủ động báo với nhân viên. Phía trong, nhân viên cửa hàng chọn đồ và tính tiền cho khách. Ngoài ra, cửa hàng cũng trang bị thêm khẩu trang, nước sát khuẩn, treo biển nhắc nhở khách đứng cách nhau 2 m khi mua hàng. Chị Lê Thị Thủy, chủ cửa hàng tạp hóa Thủy Doanh cho biết: Làm thế này hơi bất tiện cho khách hàng và vất vả cho nhân viên, nhưng mỗi người cố gắng một chút vì tình hình chung. Chúng tôi cũng từ chối phục vụ với những khách hàng không đeo khẩu trang và không tuân thủ khuyến cáo "5K". 

Thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn), trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 22/11/2021, Chủ tịch UBND thị trấn đã ban hành Văn bản số 153/UBND về việc kiểm soát, linh hoạt, hiệu quả công tác PCD Covid-19 trên địa bàn. Theo đó yêu cầu: Tạm dừng tổ chức các sự kiện tập trung đông người, hoạt động tôn giáo, thăm quan, du lịch, quán game, quán karaoke, massage, quán bi-a, khu vui chơi trẻ em... và các hoạt động không thiết yếu khác cho đến khi có thông báo mới. Đồng chí Bùi Thị Thi, Phó Chủ tịch UBND thị trấn cho biết: Ngay sau khi UBND thị trấn ban hành văn bản, người dân đã nghiêm túc chấp hành. Nhiều quán ăn chủ động đóng cửa để đảm bảo an toàn, số còn lại khuyến khích khách mua hàng mang về thay vì ngồi ăn tại quán. Tại chợ trung tâm, Ban quản lý chợ yêu cầu người dân đeo khẩu trang, xịt khuẩn và khai báo y tế bằng cách quét mã QR Code trước khi vào chợ. Nhiều tiểu thương cẩn thận đổi tiền lẻ, xịt khử khuẩn sẵn để trả lại cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc tiêm vắc xin Covid-19 được trạm y tế thị trấn triển khai tích cực. Tỷ lệ phủ vắc xin tại thị trấn đạt trên 80%. 

Tuy nhiên, qua tìm hiểu, nhiều địa phương đã ban hành văn bản về việc thực hiện các biện pháp PCD Covid-19 nhưng người dân chưa thực sự tuân thủ. Cụ thể về việc tạm dừng các hoạt động có tập trung đông người như đám cưới, đám giỗ. Bên cạnh những gia đình có ý thức chấp hành cao, chủ động thông báo hoãn lịch cưới khi chỉ còn cách ngày tổ chức 1 ngày thì cũng không ít gia đình, mặc dù đã nhận được thông báo của chính quyền địa phương, nhưng vẫn tổ chức đưa rước dâu, đa số không đeo khẩu trang, không đảm bảo yếu tố phòng dịch. 

Tại các quán trà đá vỉa hè vẫn còn tình trạng nhiều người ngồi túm tụm, không đeo khẩu trang hoặc có đeo nhưng không đúng cách, mang tính chất chống đối. Tình trạng này cũng xảy ra ở nhiều quán ăn sáng, khi khách đến ăn chưa đảm bảo tuân thủ khoảng cách 2m, chủ quán chưa trang bị tấm chắn giữa các bàn ăn, không yêu cầu khách ghi vào sổ theo dõi hoặc quét mã QR Code. 

Tình hình dịch bệnh đang nóng hơn bao giờ hết, điều này đồng nghĩa với việc người dân cần nâng cao hơn nữa ý thức PCD, không được phép lơ là, chủ quan dù chỉ là một chút. Mỗi người dân hãy nâng cao ý thức PCD bệnh bằng cách tuân thủ "5K", hạn chế di chuyển, tránh tập trung đông người, trung thực trong khai báo y tế, góp phần cùng chính quyền mau chóng đẩy lùi dịch bệnh.

Khánh Linh (T.T.V)



Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục