Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 đang bùng phát, việc phân loại nguy cơ sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị, xác định đúng nhu cầu điều trị và tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế, xã hội.


Cán bộ y tế hướng dẫn người bệnh COVID-19 tập thở. Ảnh: Bộ Y tế

12 dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2

Bộ Y tế vừa ban hành "Hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị” áp dụng thống nhất tại tất cả địa phương trên cả nước.

Hướng dẫn này chỉ ra 12 dấu hiệu, biểu hiện nhiễm SARS-CoV-2 bao gồm: Ho; Sốt (trên 37,5 độ C); Đau đầu; Đau họng, rát họng; Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi; Khó thở; Đau ngực, tức ngực; Đau mỏi người, đau cơ; Mất vị giác; Mất khứu giác; Đau bụng, buồn nôn; Tiêu chảy.

Bên cạnh đó, Bộ cũng hướng dẫn 5 dấu hiệu của người mắc COVID-19 trong tình trạng cấp cứu gồm: Rối loạn ý thức; Khó thở, thở nhanh > 25 lần/phút hoặc SpO2 < 94%; Nhịp tim nhanh > 120 nhịp/phút; Huyết áp tụt, huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg. "Bất kỳ dấu hiệu bất thường khác mà nhân viên y tế chỉ định xử trí cấp cứu”, hướng dẫn của Bộ Y tế nêu. 

Cũng theo hướng dẫn này, các bệnh nền nguy cơ cao là: Đái tháo đường; Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh phổi khác; Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác); Bệnh thận mạn tính; Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; Béo phì, thừa cân; Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).

Ngoài ra các bệnh lý mạch máu não; Hội chứng Down; HIV/AIDS; Bệnh lý thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ; Bệnh hồng cầu hình liềm; Bệnh hen suyễn; Tăng huyết áp; Thiếu hụt miễn dịch; Bệnh gan; Rối loạn sử dụng chất gây nghiện; Sử dụng corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; Các loại bệnh hệ thống và các bệnh nền của trẻ em cũng được xếp vào nhóm bệnh nền nguy cơ cao.

Phân loại để lựa chọn nơi cư trú hoặc cơ sở điều trị phù hợp

Hướng dẫn mới này của Bộ Y tế giúp người nhiễm SARS-CoV-2 ở các mức độ nguy cơ khác nhau lựa chọn nơi cư trú hoặc cơ sở điều trị phù hợp. Bảo đảm thực hiện các biện pháp cách ly an toàn, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm cho các đối tượng khác.

Theo hướng dẫn mới nhất này, nguyên tắc điều trị F0 là theo dõi, chăm sóc F0 không triệu chứng và các ca bệnh nhẹ ngay tại nhà nếu đủ điều kiện. Tập trung điều trị tốt ngay tại tầng 1, tầng 2 cho người bệnh, tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực các ca bệnh nặng ở tầng trên.

Mỗi cơ sở thu dung bố trí ít nhất "2 tầng điều trị” và đảm bảo tỷ lệ giường bệnh hồi sức tích cực theo phân tầng điều trị. Đánh giá nguy cơ và theo dõi tình trạng bệnh chặt chẽ, chủ động tiên lượng các tình huống tăng nặng để điều trị phù hợp, can thiệp sớm.

Theo Bộ Y tế, dịch COVID-19 đang bùng phát, việc phân loại nguy cơ sẽ giúp hệ thống y tế tránh áp lực quá tải, lúng túng trong điều trị, xác định đúng nhu cầu điều trị và tiết kiệm nguồn lực của ngành y tế, xã hội.

Trước đó, ngày 31.7, Bộ Y tế đã ban hành Tiêu chí phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 trong bối cảnh các ca COVID-19 tăng nhanh tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng phân loại nguy cơ và xử trí, cách ly, chuyển viện điều trị đang có sự thiếu nhất quán giữa các địa phương. Vì vậy, chỉnh sửa tiêu chí phân loại nguy cơ và định hướng xử trí, cách ly, điều trị phù hợp với tình hình mới là việc cần thiết.


                                                                        
Theo báo Lao Động


Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục