Ngày 5/2, các cơ sở y tế trong cả nước đã thực hiện khám, cấp cứu cho 46.764 bệnh nhân, giảm 20,3% so với cùng ngày Tết Tân Sửu.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Y tế ngành trên toàn quốc cho thấy, ngày 5/2/2022 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), các cơ sở y tế trong cả nước đã thực hiện khám, cấp cứu cho 46.764 bệnh nhân, giảm 20,3% so với cùng ngày Tết Tân Sửu. 20.824 bệnh nhân nhập viện điều trị nội trú (chiếm 60%), giảm 29,8% so với cùng ngày năm ngoái. 


Chăm sóc trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh tư liệu: Dương Ngọc/TTXVN

Các cơ sở y tế thực hiện 2.809 ca phẫu thuật cấp cứu, trong đó 493 ca phẫu thuật chấn thương sọ não do các nguyên nhân; đỡ đẻ, mổ đẻ thành công đón 3.011 trẻ chào đời và cho xuất viện 1.150 bệnh nhân điều trị khỏi về nhà ăn Tết. Các cơ sở y tế vận chuyển 1.534 lượt bệnh nhân bằng xe cứu thương của bệnh viện.  

Đến ngày 5/2/2022 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán Nhâm Dần), tổng số có 84.654 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Cũng trong ngày 5/2, các cơ sở y tế đã khám, cấp cứu cho 4.262 trường hợp liên quan đến tai nạn giao thông, giảm 9,6% so với cùng ngày năm ngoái. 1.555 trường hợp tai nạn giao thông phải nhập viện điều trị nội trú hoặc theo dõi, giảm 6,9% so với cùng ngày năm ngoái; 379 trường hợp chuyển tuyến trên điều trị. Tổng số có 21 ca tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trước khi đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, giảm 19 ca (48%) so với cùng ngày Tết Tân Sửu 2021.

Như vậy, 6 ngày nghỉ Tết đã có 24.588 ca khám, cấp cứu liên quan đến tai nạn giao thông, giảm 8,9% so với cùng kỳ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Cả nước ghi nhận 1.556 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông, bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, ít hơn 26 ca so với cùng kỳ năm ngoái.

2.838 ca cấp cứu do tai nạn đánh nhau, chiếm 2% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện, 1.245 ca phải nhập viện điều trị/theo dõi và đã có 195 trường hợp tử vong.

Cả nước có tổng cộng 12.364 trường hợp khám, cấp cứu do tai nạn sinh hoạt, lao động, chiếm 8,4% trong tổng số khám, cấp cứu bệnh viện, trong đó 527 trường hợp đã tử vong.

Theo đánh giá của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), trong dịp nghỉ Tết, tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Y tế về tăng cường công tác khám, chữa bệnh trong dịp Tết , bảo đảm công tác thường trực cấp cứu cho nhân dân. Các cơ sở y tế tổ chức thường trực 24/24 giờ; có phương án bảo đảm đủ nhân lực, thuốc, vật tư, thiết bị (máy thở, ô xy y tế ...) để tổ chức điều trị người mắc COVID-19, cấp cứu do tai nạn giao thông, đánh nhau, tai nạn sinh hoạt, lao động, ngộ độc thực phẩm, sinh đẻ, sẵn sàng cấp cứu ngoại viện hỗ trợ tuyến dưới khi cần...

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Cứu sống nam sinh người Mỹ bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ

Đang đạp xe đến trường, nam sinh K. (17 tuổi, quốc tịch Mỹ, ngụ tại TP Hồ Chí Minh) bất ngờ mất lái ngã ra vệ đường và bị tay lái xe đạp đâm thủng cổ, máu chảy ồ ạt nên được người nhà đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế trong tình hình mới”

Ngày 16/4, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 7/9/2009 của Ban Bí thư về "Đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”. Các đồng chí: Vũ Thanh Mai, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư; Nguyễn Thế Mạnh, Bí thư Ban Cán sự đảng, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam chủ trì hội nghị. Dự tại điểm cầu tỉnh có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Sáng 15/4, Chi cục An toàn thực phẩm (ATTP) - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ATTP tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì ATTP tỉnh năm 2024. 

Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục