Mặc dù nhiều số liệu nghiên cứu đã chỉ ra rằng biến thể Omicron ít nghiêm trọng hơn đối với trẻ em, nhưng rủi ro với nhóm đối tượng này là không thể loại trừ, đặc biệt là hội chứng COVID kéo dài và hội chứng dễ viêm nhiễm. Vì vậy, các chuyên gia y tế kêu gọi ưu tiên sức khỏe của trẻ em.


Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn báo cáo của Viện Robert Koch (RKI) cho biết làn sóng dịch COVID-19 do biến thể Omicron gây ra ở Đức đã vượt qua đỉnh, với tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất kể từ đầu dịch, gần 1.500 ca/100.000 người và tỷ lệ mắc ở trẻ em là hơn 3.000 ca/100.000 trẻ em.

Nghiên cứu và theo dõi về sự lây nhiễm đối với trẻ em và thanh thiếu niên, hai chuyên gia dịch tễ của Đức là bác sĩ cấp cao về chăm sóc nhi khoa tại Bệnh viện Đại học ở Dresden, ông Jakob Armann và Giám đốc khoa nhi và thanh thiếu niên tại Bệnh viện Đại học Cologne, ông Jorg Dotsch, cho biết biến thể Omicron đã gây ra làn sóng gia tăng mạnh về số lượng nhưng tỷ lệ nặng phải nhập viện thì không cao.

Mặc dù vậy, các bậc cha mẹ vẫn lo ngại về những tác động tức thì cũng như ảnh hưởng lâu dài của COVID-19, trong đó có cả hội chứng viêm đa hệ trẻ em (PIMS) sau khi mắc COVID-19. Theo các chuyên gia y tế, thông thường, PIMS xảy ra từ 3 đến 6 tuần sau khi mắc COVID-19. Các triệu chứng có thể có như sốt cao đột ngột, mệt mỏi và đau khớp.

Ông Dotsch cho biết trẻ em có các triệu chứng như vậy, ngay cả khi mắc COVID-19 không có triệu chứng hoặc thậm chí không được phát hiện, nên đi khám ngay lập tức. Nếu được điều trị kịp thời, PIMS không phải là vấn đề đáng lo ngại và nguy cơ diễn biến nặng là thấp.

Theo thống kê của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, tiêm chủng bằng vaccine của BioNTech-Pfizer có thể đạt hiệu quả chống lại hội chứng PIMS tới 91% ở trẻ từ 12 đến 18 tuổi. Vì vậy, ông Dotsch kêu gọi tất cả các gia đình có trẻ em hoặc thanh thiếu niên trên 12 tuổi nên tiêm chủng, điều này phù hợp với khuyến nghị của Ủy ban thường trực về tiêm chủng của Đức (Stiko). Đối với trẻ em từ 5 đến 11 tuổi, Stiko cũng cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 nếu các gia đình có nguyện vọng. Bác sĩ Armann cho biết bất cứ đối tượng nào từ 5 tuổi trở lên cũng có thể tiêm vaccine. Theo ông, trẻ em từ 5 đến 11 tuổi thậm chí dung nạp vaccine tốt hơn so với tuổi vị thành niên, vì vậy không nên quá lo lắng.

Tháng 12 năm ngoái, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã chỉ định các thành viên của Ủy ban tư vấn cho chính phủ về các biện pháp chống dịch. Ủy ban mới được thành lập, gồm các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực như dịch tễ học, virus học, xã hội học và tâm lý học, đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách dành ưu tiên hàng đầu cho lợi ích của trẻ em.

Theo các chuyên gia trên, vì nhiều lý do khác nhau, đại dịch COVID-19 đã gây ra gánh nặng quá lớn cho trẻ em và thanh thiếu niên. Không chỉ là lây nhiễm, với các hội chứng như PIMS hoặc COVID kéo dài, mà những gánh nặng tiềm ẩn từ những tác động gián tiếp của đại dịch như phong tỏa; các vấn đề gia đình như căng thẳng, sợ hãi, bệnh tật, tử vong hoặc mất kế sinh nhai, mất tương tác xã hội... Các chuyên cho rằng cần phải kết hợp một cách thận trọng giữa kiểm soát tình trạng lây nhiễm và các biện pháp ổn định tâm lý xã hội, thích ứng với tình hình cụ thể.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Ngày 22/2, tỉnh ghi nhận 2.087 ca mắc Covid-19

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 16h ngày 22/2, tỉnh ghi nhận 2.087 ca mắc Covid-19 mới. Trong đó có 582 trường hợp dưới 18 tuổi, 1.433 trường hợp trong độ tuổi từ 18 - 65, 72 trường hợp trên 65 tuổi; 429 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19, 24 trường hợp tiêm 1 mũi, 1.634 trường hợp tiêm đủ 2 mũi trở lên; 1.485 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng, 602 trường hợp đã được cách ly trước đó.

Ngày 22/2: Số mắc COVID-19 mới tăng vọt lên 55.879 ca; F0 tử vong giảm còn 77 ca

Bản tin dịch COVID-19 ngày 22/2 của Bộ Y tế cho biết có đến 55.879 ca mắc mới COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; Hà Nội tăng vọt lên gần 6.900 F0; Trong ngày có hơn 10.000 F0 khỏi; Số ca tử vong giảm xuống còn 77 trường hợp.

Huyện Kim Bôi tập trung kiểm soát dịch Covid-19

(HBĐT) - Là huyện rộng, dân đông, lực lượng lao động làm việc tại các cơ sở, KCN tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc về quê dịp nghỉ Tết Nguyên đán khá nhiều. Nhu cầu đi lại dịp Tết và đầu xuân lớn, chính vì vậy, tỷ lệ ca mắc Covid-19 mới trên địa bàn huyện Kim Bôi luôn nằm trong tốp đầu của tỉnh. Thời gian qua, huyện đã thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) theo tinh thần Nghị quyết số 128/NQ-CP về PCD, thích ứng an toàn, bảo đảm các hoạt động phát triển KT-XH.

Đề xuất giảm thời gian đóng BHXH hưởng lương hưu xuống 15 năm

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hạn chế hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, tăng tính hấp dẫn, thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) để hưởng lương hưu. Trong đó, giảm thời gian tham gia BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm tiến tới còn 10 năm.

Cả nước có 46.880 F0 mới, đã có 205 ca nhiễm biến thể Omicron

Tính từ 16 giờ ngày 20/2 đến 16 giờ ngày 21/2, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 46.880 ca nhiễm mới, trong đó 19 ca nhập cảnh và 46.861 ca ghi nhận trong nước, giảm 331 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố.

Ngày 21/2, tỉnh ghi nhận thêm 1.783 ca mắc Covid-19

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 16 giờ ngày 21/2, trên địa bàn tỉnh ghi nhận thêm 1.783 ca mắc mới Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục