Xã vùng cao Vân Sơn kiểm soát và thích ứng với dịch Covid-19
Thứ hai, 4/4/2022 | 9:23:47 Sáng
(HBĐT) - Vân Sơn là xã vùng cao của huyện Tân Lạc, được nhập từ 3 xã: Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn. Sau nhập, địa bàn rộng hơn với 5.449 nhân khẩu, 1.192 hộ tại 17 xóm. Đặc thù vùng cao có những thuận lợi và khó khăn trong công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19.
Người dân đeo khẩu trang, sát khuẩn tay khi đến điểm du lịch cộng đồng xóm Chiến, xã Vân Sơn (Tân Lạc).
Thuận lợi là đa số người dân khi được tuyên truyền các biện pháp PCD đều tuân thủ chấp hành và những hộ sống rải rác, cách xa nhau đảm bảo khoảng cách khi phải cách ly. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình, giao thông, thông tin liên lạc, mạng internet có nơi chưa ổn định và kinh tế của một bộ phận người dân còn khó khăn đã ảnh hưởng đến công tác kiểm soát và thích ứng với dịch bệnh. Bên cạnh đó, là trung tâm các xã vùng cao của huyện, Vân Sơn có chợ phiên họp vào thứ 3 hàng tuần và địa bàn giáp ranh với tỉnh Thanh Hóa.
Đồng chí Đinh Văn Truyền, Bí thư Đảng uỷ xã Vân Sơn, Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 xã cho biết: BCĐ PCD Covid-19 xã có 19 thành viên, gồm 1 trưởng ban, 4 phó trưởng ban và 14 uỷ viên là cán bộ các ngành, đoàn thể. Mỗi xóm thành lập 1 Tổ Covid-19 cộng đồng; các tổ tham gia tuyên truyền, truy vết, dán giấy cách ly và theo dõi việc chấp hành quy định cách ly tại các hộ. Địa bàn rộng, nhiều nơi trắc trở cũng khó khăn cho cán bộ nhưng phải cố gắng. Thời gian cao điểm dịch bệnh, xã tạm ngừng đón khách tại điểm du lịch cộng đồng xóm Chiến, ngừng họp chợ phiên. Đẩy mạnh tuyên truyền người dân đi tiêm chủng đầy đủ. Thực hiện thu gom rác và vệ sinh sạch sẽ tại những hộ có F0. Hạn chế tập tập đông người, thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Đồng thời, kiểm soát người dân đi làm ăn xa trở về địa phương, người từ nơi khác đến. Luỹ tích đến nay, xã có trên 200 người cư trú tại địa phương là F0 (tính cả người đi làm ăn xa về trên 700 F0). Khi xét nghiệm là F0, người dân thực hiện chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế; những trường hợp nhẹ, không triệu chứng điều trị tại nhà.
Theo Trạm trưởng Trạm Y tế xã Bùi Thị Quyên, đến nay, xã có hơn 99% người dân từ 12 tuổi trở lên được tiêm vắc xin, chỉ trừ trường hợp dị ứng nặng...; không có trường hợp F0 nặng tử vong.
Dịch Covid-19 tại xã hiện vẫn đang được kiểm soát. Để thích ứng với dịch bệnh, các hạt động du lịch, chợ phiên đã được mở lại nhưng vẫn tuân thủ các biện pháp PCD. Đến nay, 6/26 cán bộ, công chức xã là F0. Sau khi nhập xã, khoảng cách từ các xóm xa đến trung tâm xã cũng hơn chục km đường núi, nếu người dân có nhu cầu đến làm thủ tục hành chính mà phải ra về rất mất thời gian, công sức. Với phương châm không để ngừng trệ công việc, nhất là tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, xã đã bố trí công chức đảm nhiệm thay F0.
Riêng khối giáo dục sau nhập xã có 6 trường, gồm 3 trường mầm non, 3 trường TH&THCS. Trường TH&THCS Nam Sơn có 230 học sinh, 21 cán bộ, giáo viên (khối THCS 9 giáo viên). Thời điểm ngày 26/3 có 5/9 giáo viên khối THCS là F0 nên không đảm bảo duy trì học trực tiếp, trường phải cho học sinh tạm nghỉ học 2 ngày. Do mạng internet tại một số nơi còn chập chờn và không phải gia đình nào cũng có điện thoại thông minh nên không thể cho con học trực tuyến như ở vùng thuận lợi. Để ngừng đến trường nhưng không ngừng học, giáo viên giao bài tập cho học sinh và phối hợp với phụ huynh đôn đốc, kiểm tra. Thầy Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Những lớp có giáo viên, học sinh F0, cá nhân đó nghỉ cách ly theo quy định và tiến hành vệ sinh lớp học. Trường sẽ bố trí dạy bù, học bù cho học sinh, kết hợp ôn tập, kiểm tra bài giao ở nhà để đảm bảo khung chương trình năm học.
Tại các xóm, phát huy vai trò của trưởng xóm, các tổ tự quản và Tổ Covid-19 cộng đồng. Ông Bùi Văn Thanh, Trưởng xóm Hò đã 60 tuổi nhưng vẫn nhiệt tình với công việc. Ông Thanh cho biết: "Xóm được nhập từ xóm Hò 1 và Hò 2, hiện có 91 hộ, 396 nhân khẩu nhưng sống rải rác theo các sườn núi. Địa bàn rộng nên không thể bật loa tuyên truyền 1 lần là xong mà phải gắn loa tại các cụm dân cư. Hai xóm cũ nhập lại được 4 loa nhưng hiện 2 loa đã hỏng không sử dụng được, cán bộ phải trực tiếp đến các cụm để tuyên truyền, chỗ không đi xe máy được phải đi bộ. Phát huy vai trò của 8 tổ tự quản (10 - 11 hộ/tổ) và Tổ Covid-19 cộng đồng gồm 4 người. Mong được cấp loa mới thay cho loa hỏng sẽ thuận lợi hơn trong công tác tuyên truyền”. Các xóm rộng như Hày, Bương Bái, Chiến, Bách, Bò, Nghẹ, Xôm, các trưởng xóm cũng thường phải 3 lần bật loa tuyên truyền cho 1 bản tin.
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 1/4 của Bộ Y tế cho biết, số ca mắc COVID-19 mới là 72.556 ca, giảm hơn 8.000 so với ngày qua; Trong ngày Vĩnh Phúc bổ sung 13.498 ca mắc COVID-19, có hơn 87.000 bệnh nhân khỏi...
(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tính đến 16h ngày 1/4, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 1.095 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
(HBĐT) - Theo số liệu rà soát mới nhất, trên địa bàn tỉnh hiện còn 183.181 người nguy cơ mắc Covid-19 tại 10 huyện, thành phố. Trong đó, người có bệnh nền là 54.641 người, chiếm tỷ lệ 29,83%; người trên 50 tuổi là 153.879 người, chiếm tỷ lệ 84%; phụ nữ có thai là 3.587 người, chiếm tỷ lệ 1,96%. Thực hiện khuyến cáo của ngành Y tế, tỉnh ta tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19.
Tính từ 16 giờ ngày 30/3 đến 16 giờ ngày 31/3, cả nước ghi nhận 80.838 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, hiện cả nước có 2.975 bệnh nhân COVID-19 nặng đang điều trị, không có ca nào phải chạy ECMO.
(HBĐT) - Hàng năm có đến hàng trăm trường hợp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, không có chi phí điều trị được Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh hỗ trợ tìm nguồn kinh phí, động viên cả về vật chất và tinh thần thông qua hoạt động công tác xã hội (CTXH). Con số hỗ trợ lên đến vài chục triệu đến trăm triệu đồng cho thấy vai trò, ý nghĩa lớn mà các hoạt động CTXH mang lại, nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh trong quá trình thăm khám tại bệnh viện nói riêng và nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị nói chung.