Theo Bộ Y tế, đến nay đã có hơn 9 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta khỏi bệnh; trong số các ca đang điều trị, giám sát chỉ còn hơn 800 ca nặng. Đây là số bệnh nhân nặng đang điều trị thấp nhất trong khoảng nửa năm qua. Ca mắc COVID-19 mới giảm, cấp độ dịch mới nhất cả nước thế nào?

Hơn 9 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh

Theo Bộ Y tế, ngày 20/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.271 ca mắc COVID-19, đều là ca ghi nhận trong nước tại 61 tỉnh, thành phố (trong đó có 10.436 ca trong cộng đồng).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua giảm còn 16.429 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.502.590 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 106.186 ca nhiễm).

 Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):  Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.494.842 ca. Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.536.828), TP. Hồ Chí Minh (607.699), Nghệ An (477.687), Bình Dương (383.022), Bắc Giang (381.519).


Cả nước hiện chỉ còn hơn 800 ca COVID-19 nặng. Đây là số bệnh nhân nặng đang điều trị thấp nhất trong khoảng nửa năm qua.

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta là 9.068.234 ca. Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.391.381 trường hợp, trong đó có 896 trường hợp nặng đang điều trị, gồm:  Thở ô xy qua mặt nạ: 646; Thở ô xy dòng cao HFNC: 112; Thở máy không xâm lấn: 26; Thở máy xâm lấn: 109; ECMO: 3.

Đây là số bệnh nhân nặng đang điều trị thấp nhất trong khoảng nửa năm qua.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 15 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.982 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

 Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Cả nước chỉ còn 72 xã, phường thuộc vùng đỏ- cấp độ 4 về dịch COVID-19
Số ca mắc COVID-19 liên tục giảm trong thời gian gần đây, đặc biệt số địa phương có ca mắc mới trên 1.000 ca/ ngày chỉ còn duy nhất Hà Nội, do đó cập nhật đánh giá cấp độ dịch COVID-19 tại địa phương theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trên Cổng thông tin Bộ Y tế đến hết ngày 20/4 cho thấy, trong tổng số 10.604 xã, phường đánh giá trên cả nước hiện có có 7.772 xã, phường thuộc 'vùng xanh', chiếm 73,3% trong tổng số xã, phường đánh giá.

1.724 xã, phường thuộc 'vùng vàng', chiếm 16,3%; số xã, phường thuộc 'vùng cam' là 1.036 chiếm 9,8%;

Riêng số xã, phường thuộc 'vùng đỏ' – tương đương cấp độ 4 về dịch COVID-19 chỉ còn 72 chiếm khoảng 7%.

Như vậy, có thể thấy về cơ bản số địa phương thuộc 'vùng xanh' trên cả nước đang chiếm đến gần 3/4 xã, phường được đánh giá. 

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai nhất quán, đồng bộ và hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 (2022-2023) theo Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ với phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống, kể cả tình huống có biến chủng mới lây lan nhanh và nguy hiểm hơn, các địa phương phải xây dựng kế hoạch, giải pháp, chuẩn bị nguồn lực thực hiện chương trình phòng chống dịch COVID-19.

Hà Nội: Sở Y tế hỗ trợ các địa phương chủ động, bảo đảm an toàn tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi

Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Hà Nội với các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn, tổ chức ngày 20/4 Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong kỳ báo cáo (từ ngày 13-19/4), trung bình Hà Nội ghi nhận 1.368 ca bệnh/ngày, giảm 42,3% so với kỳ báo cáo trước (trung bình 2.371 ca bệnh/ngày).

Cùng với công tác phòng, chống dịch, các thủ tục hành chính đã giải quyết cơ bản cho người dân thông qua việc hỗ trợ của các lực lượng, các Tổ COVID-19 cộng đồng và ứng dụng công nghệ thông tin.

Tại cuộc họp, ông Chử Xuân Dũng- Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế hỗ trợ các địa phương chủ động, bảo đảm an toàn trong công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.

Ngoài ra, tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan sớm có đánh giá về tình hình hậu COVID-19 trên địa bàn thành phố để có giải pháp ứng phó hiệu quả… Tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đối với các địa phương, Phó Chủ tịch thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm phương châm "4 tại chỗ," chú ý công tác tuyên truyền nâng cao nhân thức của người dân nhất là việc đeo khẩu trang nơi công cộng, chú trọng việc tiêm vaccine cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn một cách an toàn, khoa học, tuyệt đối không để xảy ra bất cứ tình huống sai sót nào do chủ quan.

Song song đó, tiếp tục thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19 cũng như tăng cường tuyên truyền để người dân thực hiện nghiêm các quy định của thành phố.

Theo Báo SKĐS


Các tin khác


Ngăn chặn dịch sởi lây lan vì đã có 42 ca mắc và nghi mắc

Cả nước đã ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh sởi và sốt phát ban nghi sởi tại 13 tỉnh, thành phố.

Triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm 

Sáng 18/3, Sở Y tế tổ chức hội nghị triển khai hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm (BKLN) năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện các sở, ngành; lãnh đạo UBND, cán bộ phụ trách công tác y tế các huyện, thành phố.

Ra quân vận động người dân tham gia bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế

Ngày 16/3, hưởng ứng Tháng Thanh niên năm 2024, Đoàn Thanh niên Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam tổ chức lễ phát động ra quân chương trình "Tuổi trẻ Bưu điện Việt Nam xung kích, tiên phong trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế” (BHXH, BHYT). Chương trình được kết nối trực tuyến đến điểm cầu tất cả các bưu điện tỉnh, thành phố, trung tâm toàn mạng lưới Bưu điện Việt Nam.

Huyện Tân Lạc quan tâm thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em

Những năm qua, công tác tiêm chủng mở rộng ở huyện Tân Lạc đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai và thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng đã góp phần thanh toán bệnh bại liệt; loại trừ được uốn ván sơ sinh; giảm đáng kể tỷ lệ mắc các bệnh bạch hầu, ho gà; giảm tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan B ở trẻ dưới 5 tuổi, khống chế và tiến tới loại trừ bệnh sởi; mở rộng diện bao phủ các vắc xin viêm não Nhật Bản, tả và thương hàn ở địa phương.

Cách phân biệt trẻ ho gà với ho thông thường

Gần đây, tại Hà Nội xuất hiện nhiều trẻ bị ho gà, có trẻ mắc bệnh khi mới 5 tuần tuổi. Trẻ ho gà có biểu hiện như thế nào? Cách phát hiện sớm ho gà, phân biệt ho gà và ho thông thường ra sao?

Báo động tình trạng trẻ hóa bệnh nhân suy thận mạn

Nếu như trước đây, tại Việt Nam, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người trẻ trong độ tuổi từ 18 - 30 tuổi mắc bệnh thận đang ngày càng gia tăng, chiếm từ 20 - 30%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục