Trường hợp tử vong là bệnh nhi sinh năm 2021, trú tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa nhận được báo cáo của Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ về trường hợp tử vong do bệnh tay chân miệng tại khu phố Vạn Hạnh, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ.
Bệnh nhi tên N.Q.B., sinh năm 2021 đang theo học tại Trường Mầm non Sao Việt, địa chỉ: Khu phố Tân Phú, phường Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ.
Ngày 3/7/2023, bệnh nhi bắt đầu có những biểu hiện sốt nhẹ, chảy nước mũi, thỉnh thoảng nôn ói. Gia đình đã gọi điện cho cô giáo tại trường mầm non xin cho bệnh nhi nghỉ học ở nhà tự điều trị. Khuya ngày 4/7/2023, bệnh nhi ói 2 - 3 lần môi tím nhợt.
Rạng sáng ngày 5/7/2023, gia đình đưa bệnh nhi vào Khoa Cấp cứu, Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ trong tình trạng sốt 38,5 độ C, thở khò khè, da xanh, nôn ói nhiều. Bệnh nhi được xử trí hạ sốt, cho thở oxy. Sau khi bệnh nhi hạ sốt, các bác sĩ đã tư vấn cho gia đình bệnh nhi chuyển tuyến điều trị tại Bệnh viện Bà Rịa.
Lúc 1 giờ 45 phút sáng ngày 5/7/2023, bệnh nhi nhập viện tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bà Rịa với biểu hiện kích thích, môi tím nhợt, chi lạnh, mạch quay không bắt được, mạch bẹn bắt rõ, nhịp tim 220 lần/phút.
Đến 2 giờ, bệnh nhi được chuyển Khoa Nhi với chẩn đoán: Sốc tim viêm cơ tim. Mặc dù được cấp cứu tích cực song bệnh nhi đã tử vong lúc 8 giờ 30 phút ngày 5/7/2023 với chẩn đoán: Sốc tim viêm cơ tim; chẩn đoán phân biệt: Theo dõi lòng ruột, theo dõi bệnh tay chân miệng độ 4.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã phối hợp với Bệnh viện Bà Rịa lấy mẫu bệnh phẩm gửi Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh. Kết quả xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR cho thấy, bệnh nhi nhiễm chủng Enterovirus 71 (EV71).
Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ cũng đã phối hợp với Trạm Y tế phường Phú Mỹ tiến hành điều tra, giám sát, tuyên truyền, xử lý ổ dịch tại địa bàn. Điều tra dịch tễ tại Trường Mầm non Sao Việt ghi nhận trường có 4 lớp trông trẻ, có 62 trẻ em đang được gửi tại trường, lớp học của bệnh nhi có 15 trẻ, trong 7 ngày qua không ghi nhận trường hợp mắc tay chân miệng trong lớp học.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo Trung tâm Y tế thị xã Phú Mỹ tiến hành lập kế hoạch xử lý ổ dịch bán kính 200m quanh nhà bệnh nhi và Trường Mầm non Sao Việt. Đã cấp 1kg Cloramin B/hộ, tờ rơi, hướng dẫn các hộ cách sử dụng Cloramin B khử khuẩn hàng ngày, thời gian khử khuẩn 7 ngày.
Tính từ đầu năm đến ngày 8/7, toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận 451 ca tay chân miệng, trong đó có hơn 150 ca ở mức độ 2A đến 3. Số ca mắc tay chân miệng có xu hướng tăng từ tháng 6 đến nay. Đáng lo ngại là sự lưu hành của chủng EV71, có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm và tỉ lệ tử vong cao.
Hiện chưa có vaccine và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Do đó, để chủ động phòng chống dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày kể cả người lớn và trẻ em, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
- Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống cần phải rửa sạch sẽ trước khi dùng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.
Theo VTV.VN
Chiều 4/7, Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi bị rắn hổ mèo cắn, trong đó có trường hợp phát hiện muộn, được đưa đến bệnh viện trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân.
(HBĐT) - Giám định chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) nhằm quản lý, sử dụng quỹ BHYT minh bạch, công khai, bảo đảm quyền lợi người tham gia. Trong đó, việc đưa vào vận hành Hệ thống thông tin giám định BHYT có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả công tác giám định BHYT.
Bạn đọc hỏi: Các mức đóng hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) thay đổi cụ thể như thế nào từ 1/7/2023?
Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định khung giá khám chữa bệnh theo yêu cầu tại cơ sở y tế công lập. Theo đó, giá giường bệnh theo yêu cầu ở các cơ sở y tế công lập cao nhất là 4.000.000 đồng/giường, thấp nhất không quá 1.000.000 đồng.
Chiều 29/6, tại buổi họp cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội và công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tình hình dịch bệnh nếu tiếp tục gia tăng, có hai loại thuốc có thể gặp khó khăn trong cung ứng giai đoạn tiếp theo.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương kiểm tra công tác điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN
Đây là một trường hợp đáng tiếc mà Bệnh viện Nhi Trung ương vừa tiếp nhận điều trị.