Hiện nay là thời điểm giao mùa Xuân - Hè, là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển. Bên cạnh đó, thời tiết nồm ẩm gây khó khăn trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm, làm gia tăng các bệnh về đường tiêu hóa. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh (PCDB), ngành Y tế tích cực triển khai các biện pháp, hoạt động trên địa bàn tỉnh.


Cán bộ Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi phun khử trùng phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Thời điểm giao mùa thường có các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa và lây truyền qua véc tơ như: cúm các chủng, sởi, rubella, tiêu chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản B, viêm não mô cầu…

Trên địa bàn huyện Kim Bôi, từ đầu năm đến nay, công tác PCDB truyền nhiễm được Trung tâm Y tế (TTYT) huyện chú trọng. Trong quý I, trên địa bàn có 125 ca cúm; 1 ca quai bị; 1 ca viêm gan vi rút; 51 ca thủy đậu với 3 ổ dịch, trong đó 1 ổ dịch tại Trường mầm non Trung Bì, xã Xuân Thủy, 1 ổ tại Trường mầm non xã Vĩnh Tiến và 1 ổ tại Trường tiểu học xã Cuối Hạ. Các ổ dịch điều được giám sát kịp thời. Đơn vị chức năng phối hợp nhà trường giám sát phát hiện ca bệnh và khử khuẩn ổ dịch theo quy định. Các ổ dịch đã được khống chế, chưa phát hiện thêm ca bệnh và ổ dịch mới. TTYT huyện tiếp tục phối hợp giám sát hoạt động PCDB tại các trạm y tế xã, thị trấn, các trường học nhằm phát hiện sớm ổ dịch, ca bệnh truyền nhiễm, điều tra, xác minh kịp thời báo cáo ban lãnh đạo để có phương án khoanh vùng, dập dịch nhằm hạn chế lây lan diện rộng.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh, từ đầu năm đến nay không có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn, tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ. Một số bệnh xuất hiện từ đầu năm đến ngày 10/4 như: sốt xuất huyết 5 trường hợp; tay chân miệng 46 trường hợp; thủy đậu 205 trường hợp; tiêu chảy 264 trường hợp; Covid-19 có 62 trường hợp; đặc biệt là cúm các loại ghi nhận 927 trường hợp... Dự báo thời gian tới có thể xuất hiện và lây lan một số bệnh truyền nhiễm như sởi, các loại cúm, tay chân miệng, sốt xuất huyết, bệnh dại... Nhất là thời tiết giao mùa Xuân - Hè là điều kiện cho nhiều loại muỗi phát triển, khiến dịch sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát.

Bác sỹ CKII Bùi Thị Hiền, Giám đốc CDC tỉnh cho biết: Thực hiện Văn bản số 178/GDSK-TW, ngày 29/3/2024 về việc tăng cường công tác truyền thông về phòng, chống bệnh ho gà, sởi, sốt xuất huyết mùa Xuân - Hè, nhằm chủ động PCDB, thời gian qua, CDC tỉnh đã tham mưu Sở Y tế ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác PCDB. Ngành Y tế chỉ đạo TTYT các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn tăng cường công tác điều tra, giám sát, phát hiện, xử lý kịp thời các yếu tố nguy cơ, ca bệnh, ổ dịch, đặc biệt các bệnh dịch thường gặp trong thời điểm giao mùa. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động truyền thông để người dân thực hiện các biện pháp nâng cao sức khỏe và PCDB, chủ động tiêm phòng vắc xin đối với các bệnh đã có vắc xin phòng bệnh. Tăng cường giám sát chặt chẽ các trường hợp mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp như: sởi, ho gà, thủy đậu, nhất là bệnh cúm. Nếu có ca nhiễm sẽ nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh, triển khai xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh xâm nhập và lây lan trong cộng đồng; chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, trang thiết bị và nhân lực để sẵn sàng hỗ trợ, triển khai các hoạt động PCDB. Duy trì tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ. Chú trọng đảm bảo sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học. Phối hợp, hướng dẫn các nhà trường, đặc biệt là trường mầm non tăng cường vệ sinh lớp học, phun thuốc diệt muỗi, đảm bảo khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, giữ gìn môi trường sống, không để mầm bệnh có điều kiện ủ bệnh và phát tán.

Ngành Y tế khuyến cáo, mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện tốt các biện pháp PCDB tại gia đình qua việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ; không nên tụ tập ở những nơi đông người để tránh lây nhiễm bệnh; có chế độ nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tích cực luyện tập thể dục, thể thao, bổ sung thức ăn giàu vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể; tích cực phối hợp với ngành Y tế trong hoạt động tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch, triển khai các hoạt động chống dịch tại cộng đồng...

Hương Lan


Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục