Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra VSATTP tại cơ sở chế biến thực phẩm xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi).

Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra VSATTP tại cơ sở chế biến thực phẩm xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi).

(HBĐT) - Trong Tháng hành động vì chất lượng VSATTP năm 2011 cùng với lễ phát động rầm rộ, quy mô khá lớn ở cấp tỉnh có sự tham gia của gần 400 người. Tại 10 huyện trong tỉnh cũng tổ chức được 14 điểm phát động với trên 1.500 người tham gia. Cùng với đó, hoạt động truyền thông và công tác kiểm tra liên ngành đã được quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, không đồng thuận với các hoạt động bề nổi là tình trạng vi phạm chất lượng VSATTP của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm vẫn diễn ra khá phổ biến.

 

Theo số liệu thống kê của Chi cục ATVSTP, trong 6 tháng đầu năm nay và cao điểm là Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, tuyến tỉnh đã thành lập 7 đoàn kiểm tra liên ngành; tuyến huyện, thành phố thành lập 23 đoàn kiểm tra và tuyến xã thành lập 294 đoàn kiểm tra liên ngành với tổng số 6.200 lượt cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã được kiểm tra. Qua công tác kiểm tra đã phát hiện 1.964 cơ sở vi phạm.  Đáng kể là trong Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, các đoàn kiểm tra liên ngành tuyến tỉnh đã kiểm tra 63 cơ sở thì có tới 53 cơ sở vi phạm. Các lỗi vi phạm phần lớn là do sử dụng, kinh doanh các loại thực phẩm quá hạn sử dụng; không rõ nguồn gốc; cơ sở , dụng cụ, nhà xưởng chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo điều kiện vệ sinh; sử dụng chất phụ gia trong chế biến thực phẩm, phổ biến là sử dụng phooc môn, hàn the trong chế biến giò, chả, bánh phở, bún; cơ sở không có giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP…

Ông Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP cho biết: Qua kiểm tra nhiều cơ sở cho thấy, mặc dù các cơ sở đã được tập huấn kiến thức VSATTP, chủ sản xuất biết rõ tác hại của chế biến, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Song, vì lợi nhuận trước mắt, họ vẫn cố tình sử dụng. Có không ít  cơ sở những năm trước kiểm tra thấy vi phạm, năm nay kiểm tra sai phạm vẫn tiếp diễn. Cũng có nhiều cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm có phản ứng mạnh mẽ bằng những lời nói khiếm nhã, thậm chí dùng cả dao, gậy dọa đánh, chém khi đoàn cán bộ liên ngành tới kiểm tra.

 

Một thực trạng gây khó khăn trong công tác quản lý chất lượng VSATTP được BCĐ liên ngành cấp tỉnh đánh giá là: Hoạt động ATVSTP tuyến xã, phường còn nhiều bất cập, nhiều nơi hoạt động mang tính hình thức. Công tác kiểm tra có nơi thiếu thường xuyên, chưa đồng bộ. Trên thực tế, trong Tháng hành động vì chất lượng VSATTP, các đoàn kiểm tra liên ngành tuyến huyện, thành phố mới chỉ kiểm tra được 847 cơ sở trong tổng số 3.625 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Tuy đã phát hiện 312 cơ sở vi phạm nhưng chủ yếu là áp dụng biện pháp nhắc nhở và chỉ xử phạt hành chính 87 cơ sở với tổng số tiền chưa đầy 34 triệu đồng. Riêng với tuyến xã, phường, thị trấn, tuy các đoàn kiểm tra liên ngành cấp xã phát hiện 658 cơ sở vi phạm nhưng chỉ áp dụng biện pháp nhắc nhở và thực hiện tiêu hủy sản phẩm ở 4 cơ sở tại huyện Kỳ Sơn.

 

Cũng theo ông Bùi Quang Huấn, từ việc xử lý chưa nghiêm nên còn nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh vẫn coi thường các quy dịnh của pháp luật về VSATTP. Chưa thực sự khuyến khích được người dân tự giác phát hiện, tố giác các loại thực phẩm không an toàn.

 

Bên cạnh đó, nhân lực bố trí cho công tác VSATTP trong ngành y tế, lực lượng làm nhiệm vụ phối hợp kiểm tra của một số ngành chức năng và các huyện còn thiếu, yếu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay về đảm bảo VSATTP. Chính vì vậy, để vấn đề VSATTP thực sự đạt hiệu quả thiết thực, nhất thiết cần đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền có chiều sâu theo phương châm “mưa dầm thấm lâu” làm chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người SXKD và người tiêu dùng. Cùng với đó là tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp, ngành trong công tác chỉ đạo, quản lý cũng như đẩy mạnh kiểm tra, hậu kiểm tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở và có biện pháp xử lý nghiêm cơ sở vi phạm VSATTP.

 

                                                                          Hoàng Nga 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục