(HBĐT) - Theo báo cáo của Bộ Y tế, thời gian gần đây, tại nhiều tỉnh, thành phố ghi nhận các trường hợp người bị chuột cắn. Trong đó, tại TP Hồ Chí Minh ghi nhận 1 trường hợp xét nghiệm dương tính với vi rút Hanta. Bệnh nhân nhập viện ngày 17/10 trong tình trạng sốt cao, sau đó có biểu hiện suy thận. Điều tra dịch tễ tại khu vực bệnh nhân sinh sống thấy có nhiều chuột. Trong đó đã có những con chuột cống mang virút Hanta. Trước tình hình đó, ngày 29/11, Cục YTDP (Bộ Y tế) đã có Công văn số 1359/ yêu cầu Trung tâm YTDP 63 tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm virút Hanta từ chuột sang người.

 

Ông Vũ Quốc Hải, Trưởng khoa Kiểm soát dịch bệnh (Trung tâm YTDP tỉnh) cho biết: Đây là bệnh lây truyền từ động vật sang người do loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) bị nhiễm vi rút cắn hoặc do hít phải các chất thải có chứa vi rút, ăn thức ăn bẩn đã bị nhiễm vi rút. Vi rút này có trong nước tiểu, phân, nước bọt của loài gặm nhấm như: chuột nuôi làm cảnh, chuột ở phòng thí nghiệm, chuột đồng, chuột cống... Vi rút Hanta có thể gây hội chứng sốt xuất huyết kèm suy thận với các triệu chứng chính như: sốt cao đột ngột, buồn nôn, đau bụng, giảm huyết áp, có dấu hiệu nổi ban trên da, phù mặt, bí tiểu và sau đó là đa niệu. Ngoài ra, vi rút Hanta còn gây sốt xuất huyết hội chứng phổi với các triệu chứng chính như: sốt đột ngột, ớn lạnh, nhức đầu, rối loạn đường tiêu hóa, suy hô hấp đột ngột và hạ huyết áp. Một số ít trường hợp có hiểu hiện lâm sàng nặng với hội chứng phổi hoặc hội chứng suy thận cấp có thể tử vong. Bệnh không lây từ người bệnh sang người lành.

 

Sau khi nhận được công văn của Cục YTDP Trung tâm YTDP tỉnh đã có văn bản yêu cầu Trung tâm YTDP 11 huyện, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp sốt liên quan đến chuột cắn hoặc tiếp xúc với chuột, chất thải của chuột. Triển khai các biện pháp truyền thông tới người dân. Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn người dân cách diệt chuột phù hợp. Đồng thời, khuyến cáo người dân thực hiện tốt một số biện pháp: Tránh tiếp xúc với chuột và chất thải của chuột. Sử dụng ủng cao su khi đi đến những nơi có chuột sinh sống, ngủ màn để tránh bị chuột cắn. Khi tiếp xúc với chuột, bẫy chuột hoặc khi vệ sinh khu vực có chuột phải đeo khẩu trang, mang găng tay cao su và rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc. Dùng hóa chất sát khuẩn thông thường để vệ sinh nơi có chuột. Giữ vệ sinh, gọn gàng nơi ở, nơi làm việc để làm giảm sự phát triển của chuột. Xác chuột phải đốt hoặc bỏ vào túi nilon 2 lớp và chôn ở độ sâu tối thiểu 50cm. Thức ăn phải được đậy kín, không cho chuột tiếp xúc với thức ăn của người và gia súc. Nếu có hiện tượng sốt liên quan đến chuột cắn hoặc tiếp xúc với chuột, chất thải của chuột cần đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

 

Hiện nay, nhân dân ở một số xã vùng sâu, cao trong tỉnh vẫn thường đi săn chuột và ăn thịt chuột. Đây là món ăn khoái khẩu của không ít người, thậm chí chuột còn được bắt, làm thịt và treo ở gác bếp. Theo ông Vũ Quốc Hải, ngường dân ở những vùng này cần cẩn trọng hơn khi tiếp xúc và chế biến thịt chuột. Bởi ngoài có thể lây vi rút Hanta sang người, chuột còn là ổ chứa thiên nhiên của một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như: dịch hạch, bệnh Leptospirose, nhiễm khuẩn Salmonella, sốt… Trong khi đó, các bệnh do chuột lây truyền hầu hết đều chưa có vắc xin phòng ngừa.

 

                                                                             Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Y, bác sĩ trong đoàn khám bệnh cho học sinh.
Không có hình ảnh
Lãnh đạo Sở LĐ – TB & XH, Hội Bảo trợ NTT & TMC tỉnh trao xe lăn cho NKT huyện Tân Lạc.
Đoàn tình nguyện khám, cấp thuốc miễn phí cho người dân tại xóm Suối Bến, xã Tiến Sơn (Lương Sơn).

Kon Tum: “Dẫn” thành công chiếc kim dài 6cm ra khỏi dạ dày

Sau 10 ngày được các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum điều trị và theo dõi, chiếc kim may dài 6cm nằm trong dạ dày cháu Phước đã được “lấy” ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa và đã xuất viện.

Tập huấn CLB phóng viên nhỏ và tư vấn SKSS vị thành niên cho trẻ em

(HBĐT) - Ngày 1/12, tại Nhà Văn hóa thiếu nhi tỉnh, Chi Cục DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Nhà thiếu nhi tỉnh, Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình, Ban Phát thanh - Thanh thiếu nhi T.Ư Đoàn tổ chức chương trình tập huấn và củng cố CLB phóng viên nhỏ, tư vấn SKSS vị thành niên.

Ra quân hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS

(HBĐT) - Ngày 1/12, tại 34 xã, phường, thị trấn trọng điểm về tình hình ma túy, HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt tổ chức lễ ra quân diễu hành, truyền thông hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống HIV/AIDS với chủ đề “Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV”.

Rửa tay bằng xà phòng - biện pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh

(HBĐT) - Theo tổ chức Y tế thế giới, chỉ một động tác rửa tay sạch bằng xà phòng đã làm giảm tới 35% nguy cơ lây truyền các bệnh tiêu chảy. Luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ có ý nghĩa vô cùng quan trọng để hạn chế sự lây lan các loại dịch bệnh đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính nguy hiểm như tả, SARS, cúm A, đặc biệt là tay chân miệng.

Phòng tránh các bệnh lây truyền theo đường phân – miệng

(HBĐT) - Các bệnh lây truyền theo đường phân - miệng thường gặp là: tiêu chảy, kiết lỵ, thương hàn, giun, sán. Nhiều trường hợp mắc bệnh và chết đã xảy ra một cách đáng tiếc, tuy nhiên, các bệnh lây truyền theo đường phân - miệng rất dễ phòng ngừa. Các biểu hiện báo động bệnh nặng cần đi khám y tế ngay là tiêu chảy ồ ạt nhiều nước hoặc tiêu chảy kèm nóng sốt, khát nước nhiều, nôn ói liên tục, ăn uống kém, tiêu phân có kèm máu, sốt cao kéo dài trên 3-4 ngày.

Kiểm tra tiến trình Dự án Haarp tại huyện Mai Châu

(HBĐT) - Trong 3 ngày 27 – 29/11, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ – TBXH) đã có buổi làm việc với huyện Mai Châu về kết quả triển khai Dự án Haarp giai đoạn 2010 – 2012.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục