Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh kiểm tra thuốc Taminflu và hóa chất khử trùng sẵn sàng ứng phó với dịch cúm A/H1N1.

Cán bộ Trung tâm YTDP tỉnh kiểm tra thuốc Taminflu và hóa chất khử trùng sẵn sàng ứng phó với dịch cúm A/H1N1.

(HBĐT) - Ngày 2/5, sau khi có kết quả xét nghiệm của Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư, Sở Y tế đã thông báo ca mắc bệnh cúm A/H1N1. Đó là bệnh nhân Đinh Văn Tỉnh, 59 tuổi, trú tại khu 8, thị trấn Chi Nê (Lạc Thủy). Như vậy, sau 2 năm được kiểm soát, bệnh cúm được xếp vào bảng A này đã quay trở lại tỉnh ta. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng và người dân cần tăng cường các biện pháp phòng, chống để dịch không lan rộng trong cộng đồng.

 

Thông tin từ Sở Y tế cho biết: Ngày 7/4, bệnh nhân Tỉnh có triệu chứng: sốt cao 390C, ho, tức ngực. Người nhà mua thuốc kháng sinh cho uống nhưng không đỡ. Ngày 14/4, bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Lạc Thủy khám và điều trị. Tại đây, Bệnh viện ghi nhận các chỉ số tình trạng sức khỏe: nhiệt độ 38,80C, mạch: 110 lần/phút, huyết áp: 140/80 mmHg, nhịp thở: 23 lần/phút. Phổi có ran rít, ran âm 2 bên; tim T1, T2 nhanh; bụng mềm. Bệnh nhân có tiền sử tiểu đường tuýp II. Bệnh viện đã làm các xét nghiệm và cho kết quả: bạch cầu giảm (3,5x109/lít), 2 phổi nhu mô không đều; rốn phổi đậm, nhiều sơ; hình ảnh tim to; nhịp xoang tần số 110 lần/ phút. Sau 2 ngày điều trị không thuyên giảm, ngày 16/4, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư. Ngày 26/4, sau khi xét nghiệm mẫu dịch họng, Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư đã kết luận bệnh nhân dương tính với cúm A/H1N1. Bệnh nhân đã được điều trị bằng Tamiflu. Tình trạng hiện ổn định và đang nằm viện để tiếp tục điều trị.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế đã thành lập đoàn công tác về huyện Lạc Thuỷ giám sát, điều tra dịch tễ và chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch khẩn cấp. Theo điều tra của đoàn, bệnh nhân không đi đâu xa khỏi địa phương trong vòng 2 tuần trước, tính từ ngày khởi phát bệnh. Bệnh nhân không tiếp xúc với bệnh nhân viêm phổi; nhà bệnh nhân có nuôi 8 con gà đẻ, gà khỏe mạnh. Trước đó, bố, mẹ của bệnh nhân Tỉnh cũng có các biểu hiện của triệu chứng cúm. Sau thời gian điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện, mẹ của bệnh nhân Tỉnh đã tử vong, tình hình sức khỏe của bố đã ổn định. Trước khi về cư trú tại thị trấn Chi Nê, mẹ của bệnh nhân Tỉnh đã cư trú tại xã Lạc Long và  tiền sử có nhiều bệnh khác.

 

Trong 2 năm 2009 và 2010, dịch cúm A/H1N1 đã trở thành đại dịch và làm chết nhiều người tại nhiều nước trên thế giới mà đỉnh điểm là vào quý III, IV năm 2009. Tại Việt Nam có 1.186 trường hợp được xác định dương tính với virut cúm A/H1N1 và 58 người đã tử vong. Trong 2 năm 2009 và 2010, tỉnh ta cũng đã xảy ra dịch với 2.588 trường hợp nghi mắc tại tất cả 11 huyện, thành phố. Trong đó, 66 người dương tính, 2 người tại TP Hòa Bình đã tử vong. Trước tình hình dịch cúm A/H1N1 quay trở lại, Sở Y tế đã chỉ đạo Trung tâm YTDP tỉnh xây dựng kế hoạch dự trù thuốc Tamiflu, dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm, hóa chất phòng chống dịch đề nghị T.Ư cấp. Tiếp tục chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật đối với Trung tâm YTDP huyện  Lạc Thủy. Tổ chức trực dịch 24/4h. Đối với Trung tâm YTDP huyện Lạc Thủy, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch. Chỉ đạo Trạm y tế xã Lạc Long và thị trấn Chi Nê giám sát cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi cúm A/H1N1. Phối hợp với Bệnh viện đa khoa Lạc Thủy tiến hành giám sát, lấy mẫu các trường hợp viêm phổi nặng. Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hóa chất để sẵn sàng ứng phó với dịch. Chỉ đạo trạm y tế tất cả các xã tăng cường giám sát và phòng, chống dịch cúm A/H1N1. Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền phòng chống dịch bệnh. Đối với Bệnh viện đa khoa Lạc Thủy, tiến hành khử trùng khu điều trị chùm ca bệnh cúm. Cách ly riêng biệt các nhóm bệnh truyền nhiễm A, B, C theo quy định của Bộ Y tế. Xây dựng kế hoạch điều trị, thu dung bệnh nhân khi dịch lớn xảy ra. Đối với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch xã Lạc Long và thị trấn Chi Nê, cần huy động các ban, ngành, đoàn thể thực hiện truyền thông phòng, chống dịch bệnh cùng các bệnh truyền nhiễm khác. Giám sát cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi cúm A/H1N1.

 

Theo ông Đinh Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy, ngày 3/5, huyện đã tổ chức họp BCĐ phòng, chống dịch bệnh và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị chức năng. Đồng thời, huy động các kênh truyền thông như Đài TT-TH huyện, hệ thống loa, đài các thôn phát các thông điệp phòng, chống dịch cúm A/H1N1 nhằm bao vây, khống chế không để dịch lan ra diện rộng.

 

Ông Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: cúm A/H1N1 vốn là chủng cúm gây đại dịch năm 2009. Hiện, cúm này lưu hành như một cúm mùa thông thường nhưng xu hướng mắc tăng nhiều lần so với năm 2012. Vì vậy, người dân cần cảnh giác, song cũng không nên quá hoang mang, lo lắng. Việc cần làm hiện nay là thực hiện các biện pháp phòng, chống theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Cụ thể, khi có các triệu chứng cúm như ho, hắt hơi, sổ mũi nên chủ động đeo khẩu trang, che miệng khi ho, không khạc nhổ bừa bãi và đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn điều trị kịp thời, hạn chế lây lan cho người thân và cộng đồng. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cá nhân, súc miệng hàng ngày bằng nước sát khuẩn, ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm vi rút cúm. Các gia đình cần thường xuyên vệ sinh môi trường, thông thoáng nơi ở, lau chùi bề mặt, đồ dùng, vật dụng sinh hoạt bằng các hóa chất sát khuẩn thông thường. Phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ em dễ xảy ra biến chứng nặng khi bị nhiễm cúm A/H1N1. Do đó, khi có biểu hiện nghi ngờ cúm cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời, hạn chế tử vong.

 

                                                                                              Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục