Hộ buôn bán – giết mổ gia cầm tại khu vực chợ Phương Lâm cũ (thành phố Hòa Bình) chưa thực hiện các biện pháp phòng dịch cúm gia cầm.

Hộ buôn bán – giết mổ gia cầm tại khu vực chợ Phương Lâm cũ (thành phố Hòa Bình) chưa thực hiện các biện pháp phòng dịch cúm gia cầm.

(HBĐT) - Khu vực buôn bán - giết mổ gia cầm tại chợ tràn làn, bừa bãi; môi trường ô nhiễm xung quanh, các hộ kinh doanh - giết mổ; thói quen thả thủy cầm ra ao, hồ, sông, suối tự do kiếm ăn đang là thực trạng dẫn đến vấn đề dịch bệnh trên đàn gia cầm của thành phố Hòa Bình khó khăn trong khâu quản lý, kiểm soát.

 

Mấy ngày qua, hoạt động buôn bán – giết mổ gia cầm ở chợ Phương Lâm (cũ) trên địa bàn thành phố vẫn diễn ra đều đặn. Theo quan sát của chúng tôi có 3 điểm buôn bán, giết mổ tập kết các loại gia cầm, thủy cầm gà, vịt, ngan và cả chim bồ câu nhưng tập trung nhất với hàng chục hộ buôn bán – giết mổ là điểm nằm ở hai bên đường đoạn gần Nhà thi đấu. Cũng tại đây vẫn còn phổ biến tình trạng hộ buôn bán, giết mổ không có bất kỳ phương tiện phòng hộ cho mình như khẩu trang, găng tay… Dưới nền đường khu vực này là phân, lông gia cầm, ruồi, nhặng, nước thải lênh láng. Chị Y – một tiểu thương chuyên buôn bán gia cầm ở chợ thản nhiên: Dịch cúm gia cầm vẫn chưa về đến mình. Với lại, buôn bán nghề này đã lâu, khách nào có nhu cầu mổ luôn thì mình phục vụ, ngửi mùi gà, vịt mãi quen rồi nên đeo găng tay, bịt khẩu trang vào thấy vướng víu.

 

Còn tại hộ kinh doanh gia cầm chuyên giao cho tuyến huyện ở địa bàn xã Sủ Ngòi - nơi chúng tôi vừa cùng đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh gia cầm đang nổi lên vấn đề ô nhiễm môi trường đáng ngại. Bình quân, mỗi ngày, lượng gia cầm xuất – nhập tại khu nuôi nhốt của hộ này lên đến vài trăm con. Việc thực hiện vệ sinh nền chuồng trại chưa sạch sẽ lại thêm thiếu có hệ thống thoát nước thải, rác thải nên chỉ cần đứng ngay ở đầu ngõ ra vào cũng đã thấy mùi ô nhiễm bốc lên. Những hộ dân sống gần khu vực này phàn nàn, bức xúc không ít khi phải sống chung chịu với mùi hôi thối tích tụ.

 

Tận dụng các lạch suối nhỏ chảy qua, một số hộ chăn nuôi thủy cầm ở các phường Chăm Mát, Thái Bình, Thống Nhất vẫn thả vịt cả đàn để chúng kiếm ăn mỗi ngày mà không lường hết nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là lây lan dịch bệnh. Đơn cử như ông B. một hộ nuôi vịt với số lượng lớn ở xóm Rậm, xã Thống Nhất mặc dù theo như ông nói đã chủ động thực hiện tiêu độc, khử trùng khu vực nuôi nhốt tuy nhiên việc thả vịt ra suối kiếm ăn lặp đi, lặp lại mỗi ngày vẫn là thói quen khó bỏ.

 

Đến thời điểm này, dịch cúm gia cầm vẫn chưa xâm nhiễm vào tỉnh ta nhưng nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực. Để quản lý dịch bệnh nói chung, dịch cúm gia cầm nói riêng, cần có sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện các giải pháp phòng – chống dịch bệnh. Một trong những giải pháp quan trọng đó là truyền truyền, giáo dục, nâng cao ý thức hộ vận chuyển, kinh doanh, giết mổ và hộ chăn nuôi gia cầm, thủy cầm. Hơn lúc nào hết, lực lượng chức năng của thành phố Hòa Bình cần tăng cường hoạt động kiểm soát tại chốt kiểm dịch gia cầm, thủy cầm vào địa bàn, đôn đốc, nhắc nhở kinh doanh, hộ chăn nuôi thực hiện pháp lệnh thú y, tham gia tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng và có ý thức hơn nữa trong phòng – chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

 

                                                                             Lạc Bình

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục