Hàng ăn được bày bán ngay vỉa hè, lề đường, nguy cơ mất VSATTP.

Hàng ăn được bày bán ngay vỉa hè, lề đường, nguy cơ mất VSATTP.

(HBĐT) - Những cái chết và người ngộ độc do sử dụng thực phẩm không đảm bảo, phải nhập viện cấp cứu trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua làm cho nhiều người lo lắng. Mới đây, điển hình nhất là vụ ngộ độc tập thể với 44 người mắc do ăn phải xôi gấc nhiễm tụ cầu vàng ở huyện Cao Phong; ăn lòng lợn, tiết canh nhiễm liên cầu lợn làm 1 người chết, 2 người phải nhập viện cấp cứu ở huyện Tân Lạc... Năm 2013, toàn tỉnh xảy ra 11 vụ ngộ độc thực phẩm với 407 ca mắc. Riêng từ đầu năm đến nay xảy ra 3 vụ ngộ độc, làm 1 người chết. Đó là chưa kể những vụ ngộ độc trong cộng đồng mà không báo cáo với cơ quan chức năng.

 

Cả tỉnh hiện có 8.261 cơ sở SX, CB, KD thực phẩm. Trong đó, có 1.142 cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Qua kiểm tra đã phát hiện 26,8% cơ sở vi phạm, 302 cơ sở bị xử lý với số tiền phạt gần 250 triệu đồng. Đó là chưa kể vấn đề thức ăn đường phố chưa được quan tâm đúng mức, quản lý chưa hiệu quả. Trên các vỉa hè của TP. Hòa Bình, trước các cổng trường, tại các hội chợ, lễ hội... nhan nhản các quầy bán hàng di động. Thực phẩm được bày bán không có tủ kính che đậy, ruồi, nhặng bâu, người bán dùng tay trần bốc, thái đồ ăn. Những hình ảnh phản cảm, không đảm bảo an toàn vẫn diễn ra nhưng điều đáng nói là nhiều người vẫn thản nhiên ăn và vứt rác ngay xuống chân.

 

Mùa hè đã bắt đầu. Thời tiết nắng nóng, một loạt các quán cóc vỉa vè bày bán đủ các loại đồ ăn, nước giải khát mọc lên. Theo quy định phân cấp, việc kinh doanh thức ăn đường phố thuộc thẩm quyền quản lý của cấp phường, xã, thị trấn nhưng trên thực tế, hoạt động này phần lớn vẫn còn bị bỏ ngỏ. Vừa qua,  kết quả kiểm tra thực tế tại xã Cao Dương (Lương Sơn) của BCĐ liên ngành vệ sinh ATTP tỉnh cho thấy, ngay cả Phó Chủ tịch UBND và cán bộ trạm y tế vẫn chưa hiểu đầy đủ thế nào là thức ăn đường phố. Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh Bùi Quang Huấn cũng thừa nhận, số liệu báo cáo về thức ăn đường phố từ xã không chính xác. Do vậy, việc tổng hợp ở tuyến tỉnh cũng vậy. Đây là vấn đề không nhỏ đặt ra cho việc đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe con người.

 

Đồng chí Bùi Quang Huấn, Chi cục trưởng Chi cục ATTP cho biết: Nguy cơ ngộ độc thực phẩm cấp tính vào mùa hè cao, đặc biệt là từ nguồn thức ăn đường phố. Khi ăn các thực phẩm bị nhiễm khuẩn, kim loại nặng, hóa chất, ngoài các biểu hiện nôn, đi ngoài..., vấn đề ngộ độc mãn tính cũng rất đáng chú ý. Thức ăn vào mùa hè dễ bị ôi, thiu nên người sản xuất sẽ cho hàm lượng các chất phụ gia bảo quản nhiều hơn gây bệnh tật, nguy hiểm là ung thư. ATTP là một vấn đề “nóng” nhưng cán bộ làm công tác này ở các tuyến còn thiếu, ở tuyến huyện, xã còn yếu về trình độ chuyên môn.

 

Năm 2014, Tháng hành động quốc gia về vệ sinh ATTP có chủ đề “An toàn thực phẩm thức ăn đường phố”. Thức ăn đường phố tiện lợi cho người tiêu dùng, giá rẻ, chủng loại đa dạng, đáp ứng yêu cầu ăn nhanh, uống nhanh, tiết kiệm thời gian, tạo việc làm cho người lao động. Song, thức ăn đường phố tiềm ẩn nguy cơ cao như không đảm bảo điều kiện CSVC, nguồn nguyên liệu không được lựa chọn kỹ, nơi bán hàng gần nơi công cộng dễ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Tại TP. Hòa Bình đã từng có trường hợp ngộ độc thực phẩm do sử dụng thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.

 

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm, tạo điểm nhấn và huy động sự quan tâm của toàn xã hội trong công tác đảm bảo ATTP, nhất là ATTP thức ăn đường phố, theo đồng chí Bùi Quang Huấn, cần nâng cao trách nhiệm của UBND các cấp, người kinh doanh, cộng đồng. BCĐ liên ngành về vệ sinh ATTP các cấp sẽ tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở SX - KD từ ngày 20/4 - 15/5. Kết hợp kiểm tra với tuyên truyền  nhắc nhở và tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác. ATTP không phải là trách nhiệm riêng của ngành Y tế nên BCĐ sẽ huy động các hội, đoàn thể cùng vào cuộc. Bản thân mỗi người tiêu dùng hãy là người thông thái.

 

 

 

                                                                               Cẩm Lệ

 

 

 

Các tin khác

Đoàn viên thanh niên, học sinh và  cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện Lạc Sơn diễu hành tuyên truyền về VSATTP.
Bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) thăm khám sức khỏe cho bệnh nhân bị tai biến mạch máu não.
Lãnh đạo Sở xây dựng báo cáo đoàn giám sát kết quả giai đoạn I về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh  trao chìa khóa xe cứu thương cho giám đốc bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

Ẩn họa bao vây trước cổng trường tiểu học

(HBĐT) - Các loại thịt bò khô, trứng khủng long, nước hoa quả, thịt xiên là những mặt hàng luôn thường trực trước các cổng trường trên địa bàn thành phố Hòa Bình, đặc biệt là trường tiểu học. Những đồ ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ này đang tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.

Chi trả trên 1 tỷ đồng cho người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội

(HBĐT) - Theo phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thuỷ, trong quý I, huyện đã chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng quy định chế độ trợ cấp cho người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội trên 1 tỷ đồng, trong đó, chi trả trên 273 triệu đồng hỗ trợ tiền điện cho 3.037 hộ nghèo; trên 817 triệu đồng tiền chi phí học tập và miễn giảm học phí học kỳ I năm học 2013 - 2014 cho 2.878 HS-SV trên địa bàn.

Tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi đạt thấp

(HBĐT) - Theo số liệu của Trung tâm YTDP huyện Lương Sơn, tỷ lệ tiêm vét vắc xin phòng bệnh sởi trên địa bàn huyện thấp, chỉ đạt 76,2%. Tổng số trẻ từ 9 – 24 tháng tuổi trong diện tiêm vét là 1.088 trẻ nhưng từ khi triển khai tháng 3 đến giữa tháng 4 mới tiêm được 829 trẻ. Trong đó, các xã thấp là: Cao Dương 44,4%, Tân Vinh 55,7%, Cao Thắng 63%, Hợp Thanh 60%...

Trao tặng 100 ti vi cho các hộ nghèo và gia đình chính sách

(HBĐT) - Ngày 18/4, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi nhánh Hoà Bình phối hợp với Sở LĐ, TB & XH, huyện Kim Bôi tổ chức trao tặng trực tiếp 20 ti vi cho hộ nghèo và gia đình chính sách trên địa bàn huyện.

Thanh niên tu sửa, làm mới 10 nhà cho hộ gia đình chính sách, hộ nghèo

(HBĐT) - Với chủ đề “Tuổi trẻ chung tay xây dựng NTM”, trong tháng thanh niên, tuổi trẻ Đà Bắc đã tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan nông thôn, thi đua thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa góp phần xây dựng NTM.

Xã hội hóa công tác chăm lo người khuyết tật và trẻ mồ côi

(HBĐT) - Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, tỉnh ta hiện có khoảng 17.500 đối tượng khuyết tật và trẻ mồ côi, trong đó 15.456 người khuyết tật (NKT) và hơn 2.000 trẻ mồ côi (TMC). Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền đã tích cực xã hội hóa, huy động mọi nguồn hỗ trợ nhằm giúp đỡ NKT, TMC vươn lên ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục