Nhiều nhóm học sinh, thanh niên tắm ở hai bên bờ hạ lưu sông Đà trong mùa hè. Ảnh chụp tại phường Thịnh Lang.

Nhiều nhóm học sinh, thanh niên tắm ở hai bên bờ hạ lưu sông Đà trong mùa hè. Ảnh chụp tại phường Thịnh Lang.

(HBĐT) - Mới chớm hè nhưng trên địa bàn tỉnh đã liên tiếp xảy ra các vụ chết đuối thương tâm. Theo số liệu của Công an tỉnh, chỉ tính riêng trong tháng 4, toàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ đuối nước, làm 3 người chết tại TPHB và các huyện Lương Sơn, Lạc Sơn gồm cả người lớn và trẻ em. Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH, gần như tất cả các vụ đuối nước ở trẻ em đều xảy ra vào mùa hè.

 

Tính từ năm 2005 đến nay, không mùa hè năm nào là không có trẻ em bị chết đuối. Cụ thể, trong 9 năm có 106 trẻ bị đuối nước, 55 trẻ tử vong. Trong đó, nhiều nhất là năm 2009 có 21 trẻ bị đuối nước, 16 trẻ chết; năm 2012 có 8 trẻ bị đuối nước, cả 8 trẻ đều chết; năm 2013 có 12 trẻ bị đuối nước, 6 trẻ chết. Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở trẻ trong tổng số 12 loại tai nạn, thương tích trẻ em (55/91). Đa số các em chết đuối khi rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông, suối. Đây là vấn đề đã được cảnh báo nhưng hàng năm tính mạng và tương lai của không ít trẻ vẫn bị nhấn chìm, cuốn trôi theo dòng nước.

 

Đầu tháng 5, thời điểm học sinh chưa nghỉ hè nhưng dọc hai bên bờ hạ lưu sông Đà thuộc các phường Thịnh Lang, Tân Thịnh, Đồng Tiến, Phương Lâm (TPHB), chúng tôi bắt gặp nhiều nhóm học sinh, thanh niên tắm sông. Điều dễ nhận thấy là rất ít người mặc áo phao và trong số đó nhiều người mạo hiểm bơi ra khá xa bờ. Cách đây chưa lâu vào chiều ngày 30/3, tại khu vực hạ lưu Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình đã có một người chết đuối do tắm sông. Nạn nhân là Đinh Mạnh Dũng, sinh năm 1988 là lao động phổ thông làm việc cho dự án cải tạo, nâng cấp đê Đà Giang. Theo những người chứng kiến sự việc, khi xuống sông Đà tắm, anh Dũng bơi cách bờ khoảng trên 40 m và bất ngờ bị đuối nước rồi mất tích. Trên địa bàn TPHB hiện có 2 bể bơi có thể phục vụ hàng trăm người lớn, trẻ em cùng lúc là bể V’star và bể do Sở VH-TT&DL quản lý. Tuy nhiên, không phải ai và gia đình nào cũng có điều kiện, thời gian để đến đó bơi hoặc tập bơi. Ở các vùng nông thôn, do thiếu sân chơi, nghỉ hè, trẻ em chủ yếu chơi tự do và tắm sông, suối là lựa chọn thích thú để “hạ nhiệt” cái nóng. Vì vậy, tình trạng tắm sông, ao, hồ, suối dự báo sẽ tăng cao khi nắng nóng tiếp tục gay gắt và thời điểm học sinh sắp được nghỉ hè.

 

Trước nguy cơ trẻ đuối nước vào mùa hè tăng cao, hàng năm, phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em (Sở LĐ-TB&XH) tổ chức lồng ghép tuyên truyền nội dung này trong các buổi tập huấn phòng, chống tai nạn, thương tích cho các công tác viên, tình nguyện viên ở cộng đồng. Từ đó, những nhân tố này sẽ về cơ sở tuyên truyền đến các xóm, hộ gia đình. Đồng thời, phát tờ rơi truyền thông về phòng, tránh đuối nước cũng như cách sơ cứu khi không may gặp rủi ro. Bà Đỗ Thị Loan, phó phòng Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cho rằng, phòng, tránh đuối nước cho trẻ em cần sự vào cuộc của tất cả các cấp, uỷ Đảng, chính quyền, nhà trường, đặc biệt là sự quản lý của gia đình. Tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho trẻ trong dịp hè. Dạy kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ. Chết đuối xảy ra chỉ trong tích tắc. Khi thấy người bị đuối nước nên gọi thật to để kêu cứu; vứt dây, áp phao, đưa sào dài để người đó tóm vào rồi kéo vào bờ. Nếu thấy mình bị đuối nước, kêu cứu thật to; bình tĩnh làm nổi người bằng cách hít một hơi dài, thả lỏng người; bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu, rồi bơi vào bờ. Các gia đình nên làm hàng rào quanh ao, hố nước; luôn đậy giếng, bể nước bằng nắp an toàn. Trẻ chỉ tắm, bơi ở nơi nước nông, không chảy xiết và phải được người lớn giám sát, cho phép hay người cứu đuối đi kèm. Phải khởi động kỹ trước khi xuống nước. Không nhảy xuống nước khi mới đi ngoài nắng về hoặc người có nhiều mồ hôi. Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước. Lên bờ ngay khi trời tối, có sấm chớp, mưa. Trên thực tế, phần lớn trẻ bị đuối nước được đưa vào bệnh viện đều chưa được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách, dẫn đến tử vong hoặc di chứng não do thiếu ô xy. Do đó, việc sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật quyết định đến sự sống. Cần ghi nhớ 3 bước sơ cứu cơ bản khi bị đuối nước: khai thông đường thở, hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực. Không dốc ngược trẻ vì thường có rất ít nước trong phổi và có thể gây sặc nước vào phổi khiến trẻ tử vong. Nếu sơ cứu thành công vẫn nên đưa người bị đuối nước vào bệnh viện để kiểm tra đề phòng bị nhiễm khuẩn do môi trường nước ô nhiễm.

 

 

                                                                               Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 cả nước có 82 người chết vì bệnh dại tại 30 tỉnh, thành phố; 674.888 người bị động vật cắn đã phải điều trị dự phòng bệnh dại, tăng 45% so với năm 2022 (trong đó 80% trường hợp là do chó, 18% do mèo, còn lại do các loại động vật khác như khỉ, chuột, dơi).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục