Thành viên Ban DS/KHHGĐ cấp huyện, xã trao đổi kinh nghiệm trong truyền thông về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Thành viên Ban DS/KHHGĐ cấp huyện, xã trao đổi kinh nghiệm trong truyền thông về giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

(HBĐT) - Theo báo cáo của Trung tâm DS/KHHGĐ huyện Cao Phong, từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 359 trẻ được sinh ra, trong đó có 192 bé trai, tỷ số giới tính khi sinh là 114%. 6 tháng qua, huyện Cao Phong có 15 trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên đều ở trường hợp gia đình có con 1 bề là gái và mong muốn có con trai. Đây chỉ là con số rất nhỏ nói lên tư tưởng “trọng nam, khinh nữ” của bộ phận người dân và những bất cập trong vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi.

 

Đồng chí Nguyễn Thị Phúc, Giám đốc Trung DS/KHHGĐ huyện Cao Phong cho biết: ổn định tỷ số giới tính khi sinh được coi là một trong những mục tiêu chính ngành dân số cần phấn đấu hoàn thành nhằm nâng cao chất lượng dân số, giảm sức ép thiếu nữ giới vào độ tuổi kết hôn, cân bằng cán cân dân số...  Để hoàn thành được mục tiêu đó, Ban DS/KHHGĐ huyện Cao Phong đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể từ huyện tới cơ sở đối với công tác DS/KHHGĐ, nhất là về mất cân bằng giới tính khi sinh. Đồng thời triển khai mạnh, đồng bộ các hoạt động truyền thông giáo dục nhằm thay đổi thái độ, chuyển đổi nhận thức và tiến tới chuyển đổi hành vi của người dân không phân biệt con trai hay con gái. Tăng cường thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi, thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sách, báo, văn hoá phẩm và dịch vụ siêu âm, nạo phá thai thực hiện các quy định của pháp luật về nghiêm cấm tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi, kiểm tra, giám sát các hoạt động siêu âm.

 

Tỷ số giới tinh khi sinh ở mỗi nơi có sự chênh lệch, cụ thể: xã Thu Phong  200%, thị trấn  Cao Phong 153%, xã Bình Thanh 137%, các xã có tỷ số ổn định và thấp như Tây Phong, Yên Lập, Yên Thượng 100%, xã Tân Phong 92%, xã Thung Nai 90%... Tỷ số giới tính khi sinh toàn huyện vẫn ở mức vượt so với tỷ số vàng (103 - 107%), tuy nhiên, Cao Phong thực hiện đúng lộ trình của chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản tỉnh giai đoạn 2011-2015 ngày 8/3/2012 “Giảm mạnh tốc độ tăng tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 116/100 vào năm 2015”.

 

Thời gian qua, huyện đã tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức thông qua hoạt động tập huấn. Cuối tháng 7, Trung tâm DS/KHHGĐ huyện mở 1 lớp tập huấn dành cho cán bộ, CTV dân số thôn, bản với các nội dung cung cấp thông tin, kỹ năng tuyên truyền, vận động, tư vấn về giới và giới tính khi sinh; các nội dung về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, khái niệm về giới và giới tính khi sinh; các yếu tố ảnh hưởng giới tính khi sinh và hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh; các văn bản quy định liên quan đến giới, giới tính khi sinh và bình đẳng giới; lợi ích và các nội dung của sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh.

 

Đồng thời, tại các xã, thị trấn, cán bộ chuyên trách DS/KHHGĐ  phối hợp với cán bộ văn hoá xã tuyên truyền bằng nhiều hình thức như phát thanh trên hệ thống loa đài ở tuyến xã, treo băng zôn, tư vấn nhóm đối tượng... các nội dung phản ánh tình hình về giới tính khi sinh; thực trạng, nguyên nhân, hệ lụy về việc mất cân bằng giới tinh khi sinh; quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; các nội dung về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Ngoài ra, tại các KDC tiếp tục duy trì sinh hoạt các mô hình CLB phụ nữ không sinh con thứ 3; xây dựng gia đình hạnh phúc...

 

 

                                                  Hồng Nhung

 

 

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục