Học sinh trường tiểu họcThịnh Lang - TP Hòa Bình được khám - chữa bệnh bằng BHYT. Ảnh: Hồng Nhung.

Học sinh trường tiểu họcThịnh Lang - TP Hòa Bình được khám - chữa bệnh bằng BHYT. Ảnh: Hồng Nhung.

(HBĐT) - Hòa Bình là một trong 13 tỉnh được thụ hưởng Dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồngõ bằng sông Hồng” với tổng đầu tư xấp xỉ 10 triệu úSD từ nguồn vốn ODA và nguồn đối ứng. Dự án kéo dài trong 6 năm (từ năm 2013 - 2019) với mục tiêu: Tăng cường năng lực kỹ thuật và quản lý hệ thống cung cấp dịch vụ y tế tại tuyến tỉnh, huyện để nâng cao chất lượng dịch vụ 5 nhóm chuyên khoa: Ung bướu, tim mạch, sản, nhi và chấn thương; mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm y tế cho đối tượng người cận nghèo; nâng cao năng lực quản lý, giám sát và đánh giá thực hiện dự án.

 

Đối với mục tiêu mở rộng phạm vi bao phủ của BHYT cho đối tượng người cận nghèo tại tỉnh đã triển khai nhiều hội nghị, hội thảo do UBND tỉnh chủ trì và có sự tham gia của lãnh đạo UBND các huyện, TP và các sở, ngành liên quan. Theo số liệu thống kê của BHXH, năm 2013, tỷ lệ bao phủ BHYT 92,3% tổng số dân toàn tỉnh, trong đó, số người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT có 3.518 người (đạt 5,6%), chủ yếu các hộ tham gia được sự hỗ trợ của Nhà nước chứ không phải các hộ cận nghèo tự đóng (theo mức quy định là 30%). Có lẽ một phần nguyên nhân tình trạng trên do người dân chưa được truyền thông đầy đủ về chính sách BHYT như: mức đóng phí mua thẻ, quyền lợi của người có thẻ... và đặc biệt là sự hỗ trợ của dự án “Hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng”, cụ thể: Về mức đóng phí đối với các hộ cận nghèo trong thời gian từ năm 2013-2019, ngoài việc được ngân sách Nhà nước hỗ trợ 70%, dự án sẽ hỗ trợ 20%. Người tham gia BHYT chỉ phải đóng 10% số tiền (62.100 đồng/thẻ).

 

Về quyền lợi, BHYT thực sự là cứu cánh cho đối tượng cận nghèo, giảm thiểu gánh nặng về tài chính khi không may bị ốm đau hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ khám - chữa bệnh. Có điều kiện tốt hơn để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. Người thuộc hộ cận nghèo khi tham gia BHYT được hỗ trợ một phần tiền đóng BHYT, được quỹ BHYT thanh toán toàn bộ chi phí  khám - chữa bệnh khi đi khám - chữa bệnh đúng tuyến. Được chi trả phí khám - chữa bệnh theo chế độ BHYT tại tuyến xã; 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu tổng chi phí của một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở; 95% chi phí nếu tổng chi phí cho một lần khám, chữa bệnh cao hơn 15% mức lương cơ sở; 95% chi phí khám, chữa bệnh nhưng tối đa không quá 40 tháng lương cơ sở cho một lần sử dụng dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn khi khám - chữa bệnh đúng tuyến. 100% chi phí khám, chữa bệnh khi có thời gian tham gia BHYT liên tục từ đủ 5 năm trở lên và đã có số tiền cùng chi trả tính lũy kế hàng tháng từ thời điểm tham gia đủ 5 năm liên tục trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.

 

Người có thẻ BHYT khi khám, chữa bệnh không đúng nơi đăng ký ghi trên thẻ hoặc không đúng nơi được giới thiệu chuyển viện, chỉ được thanh toán: Tại tuyến huyện 70% chi phí khám, chữa bệnh đến hết ngày 31/12/2015 và 100% chi phí khám, chữa bệnh từ ngày 1/1/2016. Tại tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú tính đến hết ngày 31/12/2020 và 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 1/1/2021 trong phạm vi cả nước. Tại tuyến T.ư 40% chi phí khám, chữa bệnh nội trú.

 

Người tham gia BHYT sẽ được cấp thẻ BHYT làm căn cứ để được hưởng các quyền lợi về BHYT khi đi khám, chữa bệnh theo quy định của Luật BHYT. Nếu thông tin trong thẻ không đúng phải báo ngay để chỉnh sửa; không cho người khác mượn thẻ. Khi làm rách, hỏng hoặc mất thẻ, làm đơn để được đổi hoặc cấp lại; khi sinh đẻ, ốm đau cần đến cơ sở y tế để khám bệnh, chữa bệnh đúng nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ; mang theo thẻ BHYT và chứng minh thư hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; mang theo thẻ BHYT và hồ sơ chuyển viện khi được chuyển tuyến; mang theo thẻ BHYT và giấy hẹn khi đi khám lại; thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ y tế khi đến khám - chữa bệnh, khi chuyển lên tuyến trên;  thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phần chi phí do quỹ BHYT chi trả. 

 

 

                                                               Phương Thúy

                                                        (Trung tâm TTGDSK)

Các tin khác


Cảnh báo an toàn thực phẩm trước cổng trường học

Từ đầu năm 2024 đến nay, trong số 5 vụ mất an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thì có tới 4 vụ nạn nhân là học sinh.

Huyện Mai Châu kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) ảnh hưởng không nhỏ đến công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và phát triển KT-XH. Để đưa tỷ số giới tính về mức cân bằng, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Mai Châu đã triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác dân số, từng bước khống chế tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) và tỷ lệ sinh con thứ 3, qua đó nâng cao chất lượng dân số.

Đã có hơn 10.000 ca tay chân miệng, các dịch bệnh sởi, ho gà... tăng ca mắc

Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 10.000 ca mắc tay chân miệng, tăng so với cùng kỳ; các dịch bệnh khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà... cũng tăng số mắc.

Chưa có bằng chứng cúm A/H9N2 lây từ người sang người

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức chiều 10/4, Tiến sĩ Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khỏe nam bệnh nhân (37 tuổi, cư trú tại xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) mắc cúm A/H9N2 đầu tiên ở nước ta; đồng thời khuyến cáo người dân không nên quá hoang mang lo lắng vì "đến nay chưa có dấu hiệu, trường hợp nào lây nhiễm lây nhiễm từ người sang người".

Tháo gỡ vướng mắc liên quan các quy định về khám, chữa bệnh

Chiều 9/4, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật khám bệnh, chữa bệnh đến hơn 300 điểm cầu tại các bộ, ngành liên quan, các đơn vị trực thuộc Bộ, các Bệnh viện Trung ương, hiệp hội, sở y tế, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố, trường đại học chuyên ngành sức khỏe…

Bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng tại Hà Nội

Ngày 8/4, Sở Y tế Hà Nội cho biết, trong tuần qua (từ ngày 29/3 đến ngày 5/4), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 124 trường hợp mắc tay chân miệng, tăng 47 trường hợp so với tuần trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục