Từ một cây tre ngà bình thường, ông Nguyễn Văn Nam ở xã Yên Trị, huyện Yên Thủy đã biến thành "rồng tre”, thể hiện tinh thần đoàn kết với mong muốn Việt Nam muốn làm bạn với các nước trên thế giới. Những tác phẩm của ông đã được nhiều nước biết đến.


Mặc dù đã 75 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Nam vẫn miệt mài với nghề uốn tre thành rồng.

Hành trình mang cây đi tặng

Giở cho chúng tôi xem tập thư cảm ơn của các cơ quan Trung ương, đại sứ quán 22 nước, ông Nam kể về hành trình mang cây đi tặng của mình. Rời đất Nam Định lên Hòa Bình lập nghiệp, ông Nguyễn Văn Nam mang theo nghề làm cây cảnh từ thuở nhỏ. Sau vài năm mưu sinh kiếm sống, ông bắt đầu làm nghề cây cảnh. Ngày đó cây sanh được nhiều người yêu chuộng với dáng vẻ cổ thụ và xanh mướt quanh năm. Năm 1991 ông có suy nghĩ cây uốn thế, dáng thì nhiều người đã làm, tại sao không uốn thành chữ và chơi cây chữ như thư pháp?. Rồi ông lại nghĩ: Bác Hồ là vị lãnh tụ cả dân tộc yêu mến nên uốn cây sanh chữ Bác Hồ vĩ đại. Sau 3 năm ông đã hoàn thành tác phẩm của mình. Biết Thủ tướng Võ Văn Kiệt thích cây cảnh nên ông về Hà Nội tìm đến Văn phòng Chính phủ để kính tặng, nhưng ông không được vào. Thế rồi tình cờ ông đi qua Trung tâm kiến trúc phong cảnh Việt Nam. Sau cuộc trò chuyện, ông đưa ảnh cây, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc Trung tâm đã nài nỉ ông mua lại cây và tặng Trường Nguyễn Đình Chiểu. Sau khi mua cây, bà Thủy hứa sẽ giúp ông liên lạc với Văn phòng Chính phủ để tặng cây. Sau 3 năm, ông lại hoàn thành một cây khác và tặng Văn phòng Chính phủ. Ông đã được Văn phòng Chính phủ gửi thư cảm ơn.

Từ thành công đó, ông Nam trồng, chăm sóc và uốn tỉa cây chữ "ASEAN” tặng Đại sứ quán các nước ASEAN. Không như lần trước, ông đến thẳng các Đại sứ quán trình thư của Văn phòng Chính phủ với mục đích tặng cây. Biết ông tặng cây là mục đích tôn vinh nghệ thuật cây cảnh nên các đại sứ trọng thị. Đến nay, ngoài tặng cây Đại sứ quán các nước ASEAN, ông còn tặng 12 cây tre ngà với bản đồ thế giới và thế Long Giáng cho 12 Đại sứ quán các nước khác.

"Hóa rồng" cho tre

Ngoài cây sanh ông Nam đã uốn tre ngà thành rồng. Đây là loại cây cực kỳ khó uốn, bởi vì phải uốn ngay từ khi cây còn là măng mới nhú lên khỏi mặt đất chừng 10 cm. Từ lúc cây măng trồi lên đến khi uốn xong một cây phải mất 1 - 3 tháng. Trong thời gian đó, ngày nào cũng phải lựa, phải uốn 3 - 4 lần và mỗi lần cũng chỉ uốn được 1 - 2mm. Do đặc tính của măng tre rất giòn, chỉ cần uốn căng tay một chút là gãy. Để hoàn thành một chậu hoàn chỉnh với thế "Long giáng” cũng phải mất tới 3 năm chăm, tỉa. Có thể nói, những ngày đầu bước vào nghề uốn tre là chuỗi ngày dài thử thách sự kiên trì đối với một người nóng tính như ông. Bởi cứ uốn 10 cây thì có đến 9 cây bị gãy, 1 cây còn lại do không chịu được thì thối. Ròng rã hơn một năm trời măng tre mọc lại uốn, lại thất bại. Nhiều lúc ông đã nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Song cuối cùng ông đã tìm ra được bí quyết để uốn tre. Cây tre tưởng như khô cứng đã được ông "thổi" vào đó "hồn rồng" với thế "Long giáng” uốn lượn.

Qua sách báo, ông biết năm 2003 Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 22. Để quảng bá cho sản phẩm của mình, ông trồng và uốn 44 con rồng tre trồng trong 22 chậu cảnh để tặng Ban tổ chức. Tác phẩm của ông đã gây ấn tượng cho vận động viên và người hâm mộ các nước. Chỉ cho tôi ngôi nhà 2 tầng đang ở, ông Nam cho biết: Lần đó tôi được Ban tổ chức SEA Game 22 "tặng” 11 triệu đồng cho tác phẩm của mình. Số tiền đó đủ tiền gạch và xi măng xây ngôi nhà này.

Ông Nam chia sẻ thêm: Năm 2010, để đón chào kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, tôi cho ra đời 1.000 chậu tre cảnh trồng trong chậu hoa sen với bố cục theo thế "Long giáng” - ngụ ý rồng sẽ hội tụ tại đất Thăng Long để tặng lễ hội. Ngoài ra, sẽ làm đủ 166 chậu tre cảnh, mỗi chậu 5 cây là biểu tượng của "5 châu đoàn kết xây dựng thế kỷ XXI đúng với xu hướng của UNESCO đề xuất để tặng 166 nước có quan hệ bang giao với Việt Nam. Ban tổ chức rất ủng hộ, nhưng rất tiếc là địa điểm tổ chức không thể trưng bày được.

Đi tham quan vườn tre ông vừa ươm và đang uốn, tôi thắc mắc: Tại sao làm ra cây bác không mang đi bán mà lại đem tặng?. Ông chia sẻ: Tôi muốn mang tâm huyết của mình để cống hiến cho đời, để minh chứng cho thế giới biết đến Việt Nam qua sản phẩm cây cảnh. Sau mỗi lần đem đi tặng rất nhiều người đến đặt hàng. Với mảnh vườn này để trồng hoa màu thì mỗi năm chỉ thu được vài triệu đồng. Nếu để trồng tre mỗi năm thu được vài chục đến hàng trăm triệu đồng. Hiện tôi đang có vài trăm gốc uốn tre thành hình bản đồ Việt Nam và có 2 con rồng chầu thể hiện tình đoàn kết Hòa Bình cùng phát triển.


Việt Lâm

Các tin khác


Ký ức về "mùa hè đỏ lửa" Thành cổ Quảng Trị năm 1972

Cho đến nay, sau 52 năm, trận chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, được mệnh danh là "mùa hè đỏ lửa” với sự huy động lực lượng lớn chưa từng có trong 81 ngày đêm giằng co từng mét đất, ngôi nhà giữa bom rơi, đạn nổ vẫn còn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như lớp thanh niên tỉnh Hòa Bình lên đường đến với chiến trường Quảng Trị, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong hành trình giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bảo tồn giá trị văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng, vừa góp phần củng cố nền tảng tinh thần của xã hội, tăng cường khối đại đoàn kết, khơi dậy khát vọng phát triển, vừa quảng bá du lịch, thúc đẩy phát triển KT-XH.

Người chiến sỹ quân y và khúc hát bi tráng giữa khói lửa Điện Biên Phủ

Sinh năm 1932, năm nay cựu chiến binh (CCB) Vũ Trọng Thuận ở tổ 3, phường Thống Nhất (TP Hòa Bình) đã ngoài 90 tuổi, nhưng khi kể về một thời binh lửa nơi chiến trường Điện Biên Phủ năm xưa, giọng ông vẫn sang sảng. Thời điểm đó ông tham gia với vai trò là chiến sỹ quân y của trạm thu dung điều trị thương binh dưới tán rừng Mường Phăng. 70 năm đã trôi qua, ký ức thời thanh niên của người cựu binh như ùa về khi hoa ban nở trắng những cánh rừng Tây Bắc.

Vẹn nguyên ký ức về trận chiến Đồi A1

Sinh năm 1934, năm nay dù đã 90 tuổi nhưng khi kể lại những ngày cùng đồng đội tấn công Đồi A1 ở chiến dịch Điện Biên Phủ cách đây tròn 70 năm, đôi mắt của cựu chiến binh (CCB) Mai Đại Xá ở tổ 7, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) như có lửa, giọng nói trở lên mạnh mẽ như thuở 20 tay cầm súng, bật dậy từ chiến hào hô xung phong...

Hồi ức về trận chiến đồi Độc Lập tại Điện Biên Phủ

LTS: Thiếu tướng Bùi Đức Tùng, nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Nghệ An, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ là Trung đội trưởng thuộc Đại đội 924, Tiểu đoàn 542, Trung đoàn 165, Đại đoàn 312. Thiếu tướng Bùi Đức Tùng đã kể lại những kỷ niệm tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ trong cuốn sách "Chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh” do Ban liên lạc chiến sĩ Điện Biên Phủ thành phố Vinh biên soạn. Báo Quân đội nhân dân Điện tử trích gửi đến bạn đọc.

Chuyện về người phụ nữ sống một mình không điện trong rừng

Cách đường tỉnh 435 gần 3km ở xóm Lòn, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong là một căn nhà sàn cũ. Đó là căn nhà của bà Đinh Thị Thảo năm nay 63 tuổi, bà ở một mình. Nhiều năm nay bà Thảo sống trong cảnh không có điện, không ti vi với niềm đam mê trồng rừng và giữ rừng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục