Thực tiễn việc thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo (HT& LT) tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc HT& LT tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh HT& LT tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và gần đây là Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trên địa bàn tỉnh đã cho thấy một cách sinh động, sâu sắc là mọi người dân, từ nông dân đến trí thức, già đến trẻ… ai cũng có thể học và làm theo Bác. Việc HT& LT đó diễn ra một cách tự giác, tự nhiên, ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi việc.
Những năm qua, việc học tập và làm theo Bác đã có nhiều chuyển biến rõ nét, tác động tích cực đến nhận thức, tư tưởng, hành động, trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ phong trào thi đua học và làm theo Bác, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, những điển hình tiên tiến trên nhiều lĩnh vực, góp phần lan tỏa, nhân lên những giá trị tốt đẹp.
Việc học tập và làm theo gương Bác thực sự đã và đang đi vào cuộc sống của mỗi người, từ cán bộ, đảng viên đến người dân… Xuất phát từ lòng yêu kính Bác, trên địa bàn tỉnh ngày càng xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân với những việc làm thiết thực, góp phần lan toả tinh thần học tập và làm theo Bác.
Ngay khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, để bảo vệ và củng cố những thành quả cách mạng đã đạt được, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã ban hành hàng loạt sắc lệnh để quản lý, xây dựng đất nước. Đáng lưu ý trong đó có Sắc lệnh số 65, ngày 23/11/1945 - Sắc lệnh đầu tiên về bảo tồn di sản văn hóa. Nói về vấn đề bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, nhiều lần Người nhấn mạnh phải "chú ý phát huy cốt cách dân tộc”. Tư tưởng xuyên suốt của Bác đó là không thể tách rời việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc với phát triển kinh tế - xã hội của nước nhà. Thấm nhuần lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là lực lượng nghệ nhân đã tích cực tìm tòi, sưu tầm, truyền dạy để thiết thực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đất nước ta từ xưa đến nay có truyền thống tương thân tương
ái, lá lành đùm lá rách. Điều này đã đi vàotiềm thức của mỗi người dân Việt Nam. Dù trong bất cứ bối cảnh lịch sử
nào của đất nước thì nhân dân ta vẫn luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, sẻ chia,
cùng giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn. Tiếp nối truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, trong nạn đói năm 1945, Bác Hồ đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu
thực hiện phong trào "Hũ gạo cứu đói”, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn
một bữa. Tấm gương về đạo đức, tình cảm, nhân cách chan chứa yêu thương con
người của Bác đã và đang lan tỏa sâu rộng, được nhân dân tỉnh Hòa Bình tích cực
noi theo.
"Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”. Lời dạy của Bác trong bản Di chúc đến nay luôn có ý nghĩa, giá trị đặc biệt quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV). Học Bác tinh thần "mỗi CBĐV là người đầy tớ trung thành của Nhân dân”, đội ngũ CBĐV, công chức, viên chức (CCVC) tỉnh Hoà Bình tích cực tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc. Đặc biệt là nghiêm túc, cầu thị sửa đổi lề lối làm việc, nêu cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng chính quyền vì nhân dân phục vụ theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và trách nhiệm với dân”.
Một trong những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho hậu thế là tác phẩm: "Cần, kiệm, liêm, chính” gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên Báo Cứu Quốc các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. Trong đó Người nhấn mạnh: "Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh” và "Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước (lợi cho nước tức là lợi cho mình), dù là việc nhỏ, thì một năm ta làm được 365 việc. Nhiều lợi nhỏ cộng thành lợi to… thì nước ta nhất định mau giàu, dân ta nhất định nhiều hạnh phúc”. Khắc sâu lời dạy của Người, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình, từ thanh niên đến người cao tuổi, từ nông dân đến trí thức… đã nỗ lực "mỗi ngày làm một việc tốt” nhỏ bé mà ý nghĩa thiết thực để cùng chung tay xây dựng bản làng, quê hương. Hàng nghìn tấm gương gần gũi, bình dị là điển hình trên tất cả các lĩnh vực, đời sống đã góp phần lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác trên đất Mường Hòa Bình.
Trước những thay đổi mạnh mẽ của các cuộc cách mạng khoa học, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) đã có bước đột phá trong đổi mới phương pháp giáo dục - vận dụng STEAM và nghiên cứu khoa học định hướng học sinh phát triển tư duy sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học tạo ra các sản phẩm hữu ích mang tính ứng dụng cao, tạo chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Trong thời đại toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực đời sống, các quốc gia đều đứng trước những thử thách, trong đó có công tác giáo dục. Do vậy cần xây dựng chiến lược giáo dục tổng thể để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Nhận thức rõ điều đó, Đảng uỷ Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TP Hòa Bình) với sự lãnh đạo, chỉ đạo linh hoạt, năng động, sáng tạo đã xây dựng được mô hình đổi mới giáo dục theo hướng hiện đại trong giai đoạn vừa qua, làm tiền đề cho các năm tiếp theo.
Sau giai đoạn phát triển "nóng”, đây là thời gian cam Cao Phong bước vào chu kỳ tái canh lớn nhất. Khoảng lặng này là cần thiết để nhìn nhận lại, đánh giá những cái được, cũng như tồn tại, hạn chế để có giải pháp căn cơ nhằm phát triển và giữ vững thương hiệu cam Cao Phong. Trong đó, tổ chức lại sản xuất vùng cam là tất yếu!
Hệ lụy của giai đoạn phát triển "nóng” đã khiến hàng nghìn ha cam ở huyện Cao Phong buộc phải phá bỏ, nhiều "tay mơ" chịu cảnh thua lỗ, nợ nần. Thế nhưng vẫn còn nhiều chủ vườn đều đặn thu tiền tỷ nhờ cây trồng này. Họ là những người nông dân vắt mồ hôi trộn lẫn công sức, áp dụng khoa học kỹ thuật để chăm bẵm cho những vườn cam.
Năm 2014, cam Cao Phong được cấp chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Giai đoạn 2014 - 2017, cam Cao Phong là thương hiệu mạnh trên thị trường nông sản, nhiều hộ trồng cam đã trở thành tỷ phú. Do đó người người, nhà nhà đổ xô đi mua đất hoặc phá bỏ cây trồng khác để trồng cam. Hết chỗ bằng phẳng, cam được trồng trên sườn đồi, dốc núi, bờ ao... Vì thế diện tích cam tăng chóng mặt. Đến năm 2018, diện tích cam của huyện Cao Phong tăng lên trên 3.000 ha, gấp đôi năm 2014. Theo quy luật, phát triển "nóng” ắt nảy sinh những hệ lụy nhãn tiền!
Năm 2013, toàn huyện Cao Phong có trên 160 hộ dân thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng; 16 hộ thu nhập từ 1 - 5 tỷ đồng nhờ cam, quýt. Thời điểm này, bình quân 1 ha cam, quýt cho giá trị thu nhập gần 600 triệu đồng. Những con số thống kê của hơn 10 năm về trước cho thấy hiệu quả kinh tế mà cây cam đem lại đối với người trồng cam tại huyện Cao Phong, đặc biệt trong giai đoạn 2014 - 2017. Thành quả có được khi Hoà Bình đã xây dựng thành công thương hiệu Cam Cao Phong.
Hơn nửa thế kỷ hiện diện qua bao thăng trầm, rồi trụ vững trên đồng đất Mường Thàng với thương hiệu Cam Cao Phong nức tiếng gần xa. Những năm gần đây, cam Cao Phong định hình lại hướng đi, tổ chức lại sản xuất như một lẽ tất yếu, nhất là sau giai đoạn phát triển "nóng” với nhiều bất cập.
Đêm cuối thu, trên con đường vào bản Hang Kia, xã Hang Kia (Mai Châu) hun hút như đi sâu vào lòng núi. Đâu đó vọng lên tiếng khóc hờ ai oán giữa bốn bề mờ sương...