Đã 93 tuổi nhưng ông Nguyễn Văn Cóc (tổ 6, phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình) vẫn còn minh mẫn. Ông được tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Những ngày tháng Năm, ký ức năm tháng hào hùng lại trở về. Bên cạnh ký ức về những trận chiến, những hy sinh, gian khó, ông cũng không thể quên tinh thần đoàn kết, sự yêu thương, chăm sóc lẫn nhau của đồng đội trên chiến trường. Giản đơn như bát cơm nóng sau trận đánh cũng là bao nỗ lực của các chiến sỹ cấp dưỡng, nuôi quân.
Trải qua hơn bảy thập kỷ, chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc như một bản hùng ca bất diệt. Những cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng trong họ vẫn còn sâu đậm những ký ức về những tháng ngày khốc liệt nhưng rất đỗi hào hùng khi được cống hiến tuổi xuân, máu xương, góp phần làm nên bản hùng ca của dân tộc.
"Đằng sau mỗi sản phẩm được gắn sao là cả một hệ thống hỗ trợ vận hành âm thầm: cán bộ kỹ thuật về tận thôn, xóm; chuyên gia đồng hành cùng hợp tác xã; hội chợ kết nối, sàn thương mại điện tử mở đường cho đặc sản nông thôn ra thị trường lớn. OCOP không thể đi xa nếu không có những chính sách đi trước một bước”- đồng chí Nguyễn Huy Nhuận, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường khẳng định.
Hòa Bình bước vào Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2019 với tâm thế không chỉ là "một tỉnh miền núi làm theo chủ trương lớn”, mà như một cuộc tìm kiếm và đánh thức những giá trị lâu đời vẫn ẩn sâu trong mỗi bản làng, cánh đồng, triền núi. Sau 5 năm nhìn lại, OCOP ở Hòa Bình không chỉ là những con số tăng trưởng về sản phẩm, số sao hay doanh thu. Đó còn là sự thay đổi trong tư duy sản xuất, là sự trở mình của các hợp tác xã, hộ gia đình, là cách chính quyền địa phương đồng hành và "cầm tay chỉ việc” với người dân. Là những giá trị văn hóa được giữ lại trên hành trình phát triển.
Sau ngày toàn thắng 30/4/1975, cả dân tộc bước vào trận tuyến mới - dựng xây hoà bình, kiến thiết đất nước bằng những công trình mang vóc dáng thế kỷ. Trên con sông Đà hung dữ, hơn 30 nghìn kỹ sư, lính công binh cùng những công nhân xây dựng đã đánh vật với đá núi, với cuồn cuộn nước lũ… để rồi viết nên kỳ tích: Thủy điện Hòa Bình - công trình lớn nhất Đông Nam Á thời bấy giờ chính thức phát điện, thắp sáng miền Bắc, mở ra kỷ nguyên mới cho công cuộc công nghiệp hóa.
538 liệt sĩ được xác định lại nơi hy sinh. 246 ngôi mộ phát hiện sai sót thông tin. 187 người lính được trả lại đúng tên, đúng quê hương và 153 bộ hài cốt đã được đưa về đất mẹ. Trong hành trình một thập kỷ của ông Nguyễn Tiến Lợi - người cựu công an mang biệt danh "Người tìm kim” từng con số là từng nỗi trăn trở, từng lần lật hồ sơ, từng giọt nước mắt thân nhân và từng bước chân lặng lẽ giữa những nghĩa trang dọc dài đất nước. Ông không làm nghề. Ông sống một sứ mệnh: lần theo từng dấu vết mờ phai để trả tên cho những người nằm xuống.
62 năm đã trôi qua kể từ ngày phong trào thi đua Nghìn việc tốt được thiếu nhi Hòa Bình hưởng ứng, phong trào đã góp phần quan trọng hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi người, tạo nên các thế hệ con em đất Mường lương thiện và bản lĩnh. Tiếp bước cha anh, thiếu nhi Hòa Bình hôm nay hăng hái thi đua làm nghìn việc tốt, phấn đấu trở thành những chủ nhân tương lai có đức, có tài để xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu đẹp.
Các cựu chiến binh từng chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972 vẫn thường gặp gỡ để ôn lại kỷ niệm sâu sắc về một trong những trận chiến ác liệt nhất trong lịch sử đấu tranh của dân tộc. Trận chiến 81 ngày đêm giằng co từng mét đất giữa bom rơi, đạn nổ vẫn in đậm trong ký ức quân và dân cả nước cũng như người dân Hòa Bình, góp phần tô thắm trang sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong hàng nghìn việc tốt mà thiếu niên, nhi đồng tỉnh Hoà Bình đã làm được thời gian qua, việc làm nào cũng quý giá, đáng trân trọng và đáng được nhân rộng, biểu dương kịp thời. Trong đó, có lẽ đặc biệt và ấn tượng hơn cả chính là hành động dũng cảm của 2 học sinh Trường TH&THCS Cư Yên (xã Cư Yên, huyện Lương Sơn) đã lao xuống dòng nước lũ chảy xiết để cứu bạn, một em không may đã bị lũ cuốn tử vong. Huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm” Trung ương Đoàn trao tặng là phần thưởng xứng đáng cho tinh thần dũng cảm, chấp nhận hiểm nguy cứu người của các em.
Với nhiều cựu chiến binh từng đi qua cuộc kháng chiến chống Mỹ, dù cho bao năm trôi qua thì trong tâm trí họ vùng đất Yên Thủy luôn là "Km số 0” của những đoàn quân Nam tiến. Sau thời gian huấn luyện, từ vùng đất này những chàng trai "vai đồng, chân sắt, ý chí thép” đã tiến thẳng vào chiến trường...
Được đến trường học tập, vui chơi cùng bè bạn là mong ước của bất kỳ đứa trẻ nào, nhưng với các học sinh tật nguyền, bị bệnh hiểm nghèo… mong muốn tưởng như bình dị, giản đơn đó lại trở nên vô cùng gian nan, khó khăn. Thật may mắn cho các em là ở bất cứ ngôi trường nào trên địa bàn tỉnh Hòa Bình luôn có những người bạn học bằng tất cả sự yêu thương, sẻ chia luôn sẵn sàng nguyện là đôi chân đưa bạn đến trường, nguyện là đôi tay chép bài giúp bạn… Sự yêu thương, tinh thần giúp đỡ bạn bè đã lan tỏa rộng khắp, trở thành nét đẹp đáng quý trong cách ứng xử, đạo đức của những thiếu niên đất Mường.
Trên dốc núi còn loang sương, từ các xóm Cang, Xà Lĩnh… người Mông mặc váy xòe rực rỡ hướng về nhà văn hoá, trên tay cầm giấy mời như cầm tấm vé bước vào một cuộc đổi thay. 99,86% - đó không chỉ là con số khô khan thống kê ý kiến cử tri xã Pà Cò (Mai Châu), mà là âm hưởng của sự đồng tình vang lên từ rẻo cao.
Nếu như trước đây, muốn lên Pà Cò, Hang Kia (Mai Châu) phải vượt dốc trơn như đổ mỡ. Ở Đà Bắc, có những xóm mà trời mưa là thành… ốc đảo, cả một đoạn đường sau mưa cuộn lên những hòn đá to lổn nhổn. Nhưng rồi đường về đã mở. Tưởng như mới đây thôi, ấy vậy mà những con đường xấu đã trở thành một phần trong ký ức. Những tuyến bê tông, đường nhựa cắt ngang sườn núi, cầu mới nối hai bờ sông, người dân phấn khởi khi cả vùng cao như sáng đèn. Từ đây, con đường đến trường của con trẻ gần hơn, nông dân có cơ hội trao đổi hàng hóa, giao thương để phát triển kinh tế. Hơn thế nữa, nhiều lao động địa phương không cần phải "tha hương” để mưu sinh, khi đã có những hợp tác xã, cơ sở sản xuất, nhà máy, doanh nghiệp tìm về cắm trụ với niềm tin - vùng khó sẽ vươn lên.
Cách đây 62 năm, thực hiện lời Bác Hồ dạy "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân", Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Thìn, nguyên giáo viên Tổng phụ trách đội Trường cấp 2 Liên Sơn (nay là Trường THCS Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh) trong quá trình đi trồng cây cùng học sinh đã nảy ra sáng kiến, phát động phong trào "Thi đua làm nghìn việc tốt, thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ", gọi tắt là "Nghìn việc tốt".
Những ngày tháng Tư, không khí hào hùng chào mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước lan tỏa trên khắp mọi miền Tổ quốc. Hòa cùng cả nước, người dân thành phố Hòa Bình cũng thể hiện tình yêu nước bằng những hành động ý nghĩa và thiết thực. Trong những hành động ấy, dù nhỏ bé hay lớn lao đều chứa đựng niềm hân hoan của tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc và khát vọng hoà bình.