Sau nhiều cố gắng, nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, khu tái định cư (TĐC) Tuổng Đồi, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) đã hoàn thành hệ thống hạ tầng điện, đường, trường học... để bàn giao mặt bằng cho các hộ dân chuyển về sinh sống. Từ đây, nhịp sống mới bắt đầu tại khu TĐC này...

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 3 - Hạt giống tốt phải được gieo trên đất tốt

Người tài vốn như hạt giống tốt, hạt giống tốt gieo trên đất tốt mới đơm hoa, kết trái, nếu gieo trên đất đá sỏi, khô cằn thì sẽ khó phát triển được. Môi trường làm việc chính là "mảnh đất” để người tài "dụng võ”. Tuyển dụng được cán bộ chất lượng cao rồi thì yêu cầu tiên quyết đặt ra là làm sao để người cán bộ đó phát huy được kiến thức, năng lực, sở trường tốt nhất.

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 2 - Ngành Y tế “khát” nhân lực chất lượng cao

Tỉnh Hòa Bình có gần 90 vạn dân, số bác sỹ/1 vạn dân đạt 9,47 bác sỹ. Tuy nhiên, tỉnh chưa có bác sỹ nội trú (BSNT) nào - thực tế này ảnh hưởng không nhỏ đến nâng cao chất lượng khám, điều trị cũng như củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Trước đòi hỏi bức thiết đó, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã mạnh dạn thực hiện hỗ trợ ban đầu 150 triệu đồng cho BSNT về công tác tại bệnh viện. Chính sách ưu đãi đặc biệt này đã giúp BVĐK tỉnh và cũng là ngành Y tế tỉnh tuyển dụng được BSNT đầu tiên về công tác. Khát nhân lực chất lượng cao đang là vấn đề nóng đối với ngành Y tế tỉnh nhà mà nguyên nhân chính là do chưa có cơ chế, chính sách thu hút, ưu đãi, sử dụng phù hợp.

Thu hút nhân tài - làm sao để “tuyển đúng, dùng hay”? Bài 1 - Nhiều khó khăn trong thu hút nhân tài về tỉnh

Ngày 14/11/1945, hơn 2 tháng sau ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, trong bài viết "Nhân tài và kiến quốc” đăng trên Báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: "Kiến quốc có chắc thành công thì kháng chiến mới mau thắng lợi. Kiến thiết thì phải có nhân tài”. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát triển, càng thêm nhiều. Tiếp đó, ngày 20/11/1946, trên Báo Cứu Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công bố văn bản "Tìm người tài đức”. Muốn "trọng dụng những kẻ hiền năng”, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu các địa phương phải lập tức điều tra "người tài đức”, làm được những việc ích nước lợi dân. Hạn trong 1 tháng "phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết”.

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm


Bài 3 - Lời giải nào cho chính quyền và nhà đầu tư? 
Những vướng mắc liên quan đến dự án "xây dựng các công trình văn hóa tâm linh” tại tổ 8, phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) không được giải quyết triệt để sẽ trở thành vấn đề phức tạp, điểm "nóng” về khiếu kiện kéo dài. Vậy đâu là lời giải "bài toán” này cho chính quyền và nhà đầu tư?

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

 Bài 2 - Vướng mắc liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng 

Dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh do có nhiều vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) khiến cho dự án này bị "treo” nhiều năm, gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến đơn thư kiến nghị kéo dài...

Xung quanh dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh bị “treo” nhiều năm

Dù nhiều lần kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết những vấn đề tồn tại của dự án xây dựng trụ sở và các công trình văn hóa tâm linh chùa Phật Quang (gọi tắt là dự án xây dựng các công trình văn hóa tâm linh) tại tổ 8, phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình, nhưng nhiều năm qua, kiến nghị của hàng chục hộ dân vẫn chưa được giải quyết triệt để. Nhiều hộ nằm trong khu vực quy hoạch của dự án bị ảnh hưởng; không được thực hiện quyền sử dụng đất (QSDĐ), nhà cửa hư hỏng, xuống cấp không được sửa chữa, cải tạo. Điều này gây bức xúc cho người dân... 

Bài 1 - Dự án "treo” nhiều năm, người dân kiến nghị khẩn cấp

Ấm áp bữa cơm gia đình phạm nhân

(HBĐT) - Một ngày cuối tháng 9, không khí tại Trại tạm giam Công an tỉnh nhộn nhịp, ấm áp bởi nơi đây diễn ra một buổi lễ đặc biệt. Đó là hội nghị gia đình phạm nhân - cuộc hội ngộ của các phạm nhân với những người thân của họ.

Phục sinh làng Mường trên đất nước triệu voi

(HBĐT) - Tháng 6/2022, chúng tôi từ TP Hòa Bình vào huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa dự giỗ lần thứ 186 cụ Quách Văn Hiệp và ra mắt tập sách "Miền thương nhớ” của cụ Quách Thuận Lương. Các cụ gốc người Mường Khụ, xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn). Cụ Quách Văn Hiệp là người có công lãnh đạo dân Mường từ Ngọc Lâu vào khai phá, lập làng vùng Lân Ru (nửa sau thế kỷ XIX), sau là châu Như Xuân và nay là 2 huyện Như Thanh, Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Trong chuyến đi này, kỹ sư thủy lợi Quách Tự Hải, nguyên Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hòa Bình tiết lộ: "Ở tỉnh Hủa Phăn (Lào) có một làng người Mường sinh sống” làm chúng tôi rất ngạc nhiên và ấp ủ ý tưởng sang Lào tìm hiểu thực hư.

Thú câu cá trên lòng hồ - gạt bỏ những lo toan cuộc sống

(HBĐT) - Lòng hồ sông Đà phong cảnh hữu tình, không chỉ có tiềm năng cho nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch mà còn là điểm hẹn của những người yêu thích thiên nhiên với những chuyến dã ngoại, thỏa mãn thú vui câu cá.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 3 - Đồng bộ giải pháp, linh hoạt cách làm

(HBĐT) - Với những "điểm nghẽn” đã được nhận diện, thời gian qua, Ban chỉ đạo xây dựng Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) tỉnh Hòa Bình đã kiên trì, sát sao, triển khai đồng bộ các giải pháp, linh hoạt trong cách làm, nỗ lực tạo nên những bước chuyển đáng ghi nhận.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 2 - Nhận diện “điểm nghẽn”

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh có gần 5.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và hợp tác xã hoạt động với tổng số trên 81.000 lao động. Tuy nhiên mới có trên 60 doanh nghiệp có tổ chức đảng với gần 1.200 đảng viên. Điều này cho thấy có "điểm nghẽn”, khiến kết quả thực hiện công tác phát triển Đảng ở khu vực kinh tế tư nhân chưa tương xứng.

Gỡ “nút thắt” phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước: Bài 1 - Đảng viên tiên phong, doanh nghiệp phát triển

(HBĐT) - Phát triển tổ chức đảng và đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước (DNNKVNN) là nhiệm vụ rất quan trọng, nhằm tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Ðảng, phát huy hơn nữa vai trò, sự đóng góp xã hội của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai công tác này cho thấy còn những "điểm nghẽn”, cần đồng bộ giải pháp, cách làm để "khơi thông”. Xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong DNNKVNN là tiền đề, cơ sở để tạo động lực thi đua lao động sản xuất. Thực tế cho thấy, tại nhiều doanh nghiệp, lực lượng đảng viên đã phát huy hiệu quả vai trò tiền phong, gương mẫu, nỗ lực sáng tạo, đi đầu trong mọi hoạt động.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 3 - Đề cao trách nhiệm người đứng đầu giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển

(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, kinh tế tỉnh đạt mức trung bình của cả nước: Thu ngân sách 10.000 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu người đạt 100 triệu đồng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường bền vững... BTV Tỉnh ủy đề cao trách nhiệm người đứng đầu, đổi mới chỉ đạo điều hành, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, mở cánh cửa cho Hòa Bình phát triển nhanh và bền vững.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 2 - Thực hiện nghiêm các khâu trong công tác cán bộ

(HBĐT) - Công tác cán bộ (CTCB) giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ta. Quán triệt tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác cán bộ "Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”, "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”; quan điểm, đường lối của Đảng xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt của nhiệm vụ then chốt, BCH Đảng bộ tỉnh, BTV Tỉnh ủy đã thực hiện đồng bộ các khâu trong CTCB và đạt  kết quả tích cực.

Chuyển động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, đột phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII: Bài 1: Sản phẩm cụ thể thực hiện nhiệm vụ chính trị

(HBĐT) - Ban Chấp hành, Ban Thường vụ (BCH, BTV) Tỉnh ủy đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, đặc biệt quan tâm giải quyết các điểm nghẽn cản trở sự phát triển; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chỉ đạo các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong cải cách hành chính, giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhà đầu tư chiến lược triển khai dự án. 

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Bài 3 - Nhận diện tội phạm tham nhũng, tiêu cực

 (HBĐT) - Theo đánh giá, những sai phạm liên quan đến tội phạm tham nhũng, tiêu cực ở tỉnh chủ yếu là ở lĩnh vực quản lý đất đai và đấu thầu, đấu giá. Xuất phát từ thực tế đó, việc chỉ ra, nhận diện rõ hành vi sai phạm chính là một trong những yếu tố quan trọng, cốt yếu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh thời gian tới.

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực Bài 2 - Chặng đường ngắn - bước tiến dài

(HBĐT) - Những kết quả đạt được trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN,TC) của tỉnh trong nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (ĐHĐB) các cấp tuy chỉ là chặng đường ngắn nhưng đây lại được xem là bước tiến dài...

Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện cuộc chiến phòng chống tham nhũng, tiêu cực: Bài 1 -Khi "thanh gươm" đã rút ra khỏi vỏ

(HBĐT) - Đến nay, có thể khẳng định một trong những thành quả của nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp là đã đưa công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) trở thành hành động mạnh mẽ, quyết liệt với sự tham gia tích cực, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân...Từ những nỗ lực đó, nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực, nhiều cán bộ, đảng viên (CB, ĐV) vi phạm bị xử lý nghiêm khắc. Qua đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào vai trò, sự lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là trên mặt trận chống "giặc nội xâm”... 

Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 2 - Tạo bước đột phá hoàn thành các chỉ tiêu

(HBĐT) - Ba năm qua, với những kết quả nổi bật đạt được đã ghi nhận sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ huyện Cao Phong. Trong đó, nổi bật là Ban Thường vụ (BTV), BCH Đảng bộ huyện đã phân công trách nhiệm cụ thể gắn với kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, quyết tâm đưa nhanh Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện lần thứ XXVIII đi vào cuộc sống.

Mường Thàng trước cơ hội bứt phá: Bài 1 - Những điểm sáng thực hiện nghị quyết của Đảng

(HBĐT) - Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ (NQĐHĐB) huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2021 - 2025) trong điều kiện gặp nhiều khó khăn. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, ngành, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, sáng tạo, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Từng bước xây dựng Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM) theo tinh thần NQĐHĐB huyện lần thứ XXVIII.

Màu xanh ở Thỏi Láo

(HBĐT) - Từ trung tâm xã Phú Vinh (Tân Lạc) về thôn Thỏi Láo, hai bên đường trải dài màu xanh của hoa màu, cây trái. Ít ai biết rằng, hơn 10 năm trước, nơi đây được xem là "vũng trũng” của Phú Vinh với tỷ lệ hộ nghèo gần 80%, hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu thiếu thốn, đời sống người dân nhiều khó khăn… Trước khi thực hiện chủ trương sáp nhập thôn, xóm năm 2019, xóm Thỏi Láo gồm xóm Thỏi và xóm Láo, 2 xóm thuộc 36 thôn, bản khó khăn nhất của tỉnh theo Quyết định số 73/QĐ-UBND, ngày 20/1/2014 của UBND tỉnh.

Hành trình thoát nghèo vùng khó: Bài 3 - Để giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững

(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Mặc dù Chương trình giảm nghèo bền vững đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng tỉnh Hòa Bình còn có 1 huyện nghèo. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản còn cao. Số hộ nghèo giảm dần còn lại đa phần là các hộ thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội, bệnh hiểm nghèo, không có khả năng lao động... dẫn đến giảm tỷ lệ hộ nghèo trong các năm tiếp theo sẽ khó khăn, góc nhìn đa chiều trong giảm nghèo vẫn là những thách thức.

Hành trình thoát nghèo vùng khó: Bài 2 - Dấu ấn chương trình Giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được phê duyệt tại Quyết định số 3158/QĐ-UBND, ngày 30/12/2021 của UBND tỉnh, tỷ lệ nghèo đa chiều toàn tỉnh chiếm 26,14%, trong đó có 34.029 hộ nghèo, chiếm 15,49% số hộ toàn tỉnh. Bên cạnh mục tiêu quan trọng đưa huyện nghèo Đà Bắc thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tỉnh khẩn trương thực hiện các chính sách, dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên toàn địa bàn.

Hành trình thoát nghèo vùng khó: Bài 1 - Ở "vùng lõi nghèo” Đà Bắc

(HBĐT) - Hầu hết các xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK), tỷ lệ hộ nghèo áp dụng chuẩn nghèo đa chiều đến năm 2022 còn khoảng 35%; điều kiện địa hình chia cắt lại nằm trong khu vực trọng điểm thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, huyện Đà Bắc là "vùng lõi nghèo”. Giai đoạn 2021 - 2025, nơi đây được công nhận là một trong 22 huyện nghèo thuộc 17 tỉnh trên cả nước theo Quyết định số 353/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã ĐBKK.