(HBĐT) - Di tích Địa điểm Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân cách mạng Lào là di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia, di tích nằm ở phường Dân Chủ (TP Hòa Bình). Đây là di tích có ý nghĩa đặc biệt thể hiện tình hữu nghị 2 nước Việt Nam - Lào.
Lớp bồi dưỡng chính trị cho các đồng chí Đảng viên Lào tại Hòa Bình. Ảnh: TL tư liệu được trưng bày tại di tích
Việt Nam và Lào là 2 nước láng giềng gần gũi, có mối quan hệ truyền thống, gắn bó từ lâu đời. Mối quan hệ đó đã được dày công vun đắp, tôi luyện trong thực tế, hun đúc bằng công sức và xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ, bằng sự hy sinh phấn đấu của nhiều thế hệ người dân Việt Nam và người dân nước bạn Lào. Quan hệ giữa hai nước đã trở thành tài sản vô giá của 2 dân tộc. Trong những năm tháng đấu tranh chống kẻ thù chung để giành độc lập tự do, 2 dân tộc đã chia ngọt sẻ bùi, hy sinh xương máu và dựa vào nhau để tồn tại và phát triển. Sự gắn bó đó đã tạo nên mối quan hệ đặc biệt vô cùng quý giá được xây đắp trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, tự chủ của nhau. Mối quan hệ tốt đẹp giữa 2 dân tộc Việt Nam - Lào được minh chứng rõ ràng nhất qua lịch sử đấu tranh giành độc lập của 2 dân tộc. Một trong vô vàn những minh chứng đó chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam đã gúp đỡ Đảng nhân dân Lào tổ chức thành công Đại hội trù bị đại hội II đảng nhân dân Lào và tổ chức thành công các lớp bồi dưỡng chính trị cho các đồng chí đảng viên Lào tại Hòa Bình.
Trong quá trình thành lập Đảng nhân dân cách mạng Lào và trong thời kỳ kháng chiến, nhiều địa điểm minh chứng cho mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt đã được hiện diện ở nhiều nơi trên đất nước Việt Nam. Việc tỉnh Hoà Bình là nơi đã diễn ra Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào và là nơi các khoá học bồi dưỡng về công tác Đảng, công tác chính trị... của Cách mạng Lào trong thời gian từ đầu năm 1971 đến đầu năm 1972, một lần nữa chứng minh và khẳng định sự đóng góp to lớn của Hòa Bình và nhân dân các dân tộc Hòa Bình vào mối quan hệ truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa tỉnh Hoà Bình với Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào nói riêng, minh chứng cho tình gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt - Lào trường tồn mãi mãi.
Ngày nay, dự án khôi phục, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng "Địa điểm huấn luyện chính trị và Đại hội trù bị Đại hội lần thứ II Đảng nhân dân Lào", nay là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào được triển khai thực hiện trở thành điểm đến quen thuộc đối với các đoàn du khách của nước bạn Lào khi đến làm việc, học tập, thăm quan du lịch tại Việt Nam.
PV (ST)
(HBĐT) - Túi khót của thầy mo Mường là túi vải đựng những vật thể được cho là linh thiêng, đồ tế khí được dùng làm vật hộ thân, là công cụ trấn trị ma quỷ trong hành nghề của mình.
(HBĐT) - Trong 39 ngày đêm chiến đấu kiên cường, máu, mồ hôi, nước mắt của bộ đội ta thấm đẫm đồi A1. Có những chiến sỹ cả ngày chịu đói vẫn chốt chặt vị trí chiến đấu. Nhiều người vừa đánh địch vừa bảo vệ thương binh. Có chiến sỹ bị thương vẫn gan dạ yểm trợ cho đồng đội tấn công.
(HBĐT) - Sông Đà – dòng sông của thác ghềnh, dữ dội ngày nào giờ hiền hòa, lung linh trong ánh điện của công trình thế kỷ. Với người dân thị xã Hoà Bình xưa, dòng sông như nhân chứng, biểu tượng cho những con người anh dũng, quả cảm của biết bao thế hệ đã lên đường chiến đấu, hy sinh, góp phần cùng cả nước dành độc lập tự do ngày hôm nay.
Du lịch Hòa Bình hấp dẫn du khách bởi những nét văn hóa vô cùng đặc sắc của các dân tộc miền nùi đang sinh sống tại đây
(HBDT) - Trước đây, Tân Lạc thuộc huyện Lạc Thổ, phủ Thiên Quan, đạo Thanh Bình. Cho đến khi thực dân Pháp lập tỉnh Mường Hòa Bình, vùng Tân Lạc nằm trong 2 tổng Lạc Thiện và Lạc Nghiệp, phủ Lạc Sơn.
(HBĐT) - “Đây là chiến thắng đầu tiên của quân đội ta đánh địch trong công sự vững chắc. Với chiến thắng Tu Vũ, chúng ta đã phá tan được phòng tuyến sông Đà, mở màn cho chiến thắng của Chiến dịch Hòa Bình, góp phần mở rộng vùng giải phóng” - đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá về ý nghĩa của chiến thắng ở Tu Vũ (12/1951), nay là xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ).