Trả lời:
Khoản 1, Điều 32, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án, đối với tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động là tranh chấp phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
- Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
- Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
- Về BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, về BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT, về bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về việc làm, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;
- Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
V.H (TH)
(HBĐT) - Bà Nguyễn Thị Chinh (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết pháp luật quy định hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những giấy tờ gì?
Ông Nguyễn Văn Khiêm (Kỳ Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết việc thụ lý, giải quyết lại tố cáo được thực hiện khi có những dấu hiệu vi phạm pháp luật nào? Trả lời: