Những bộ phim Nga, từ lâu vốn vắng bóng nhất là tại các hệ thống rạp chiếu, bởi sự cạnh tranh quá mạnh mẽ và ồ ạt của các bom tấn từ Hollywood hay Hàn Quốc. Nhưng nếu có dịp được xem một bộ phim của nền điện ảnh hiện đại Nga, nhiều khán giả hẳn sẽ không tránh được sự sửng sốt, khi thấy được một ngôn ngữ điện ảnh giàu tính biểu cảm, đẹp, lại được hỗ trợ bằng kỹ thuật tiên tiến, qua diễn xuất của lớp diễn viên trẻ, đẹp và tài năng. "The Silver skate” (Giày trượt băng bạc) là một thí dụ.



Chàng (Matvey) và nàng (Alisa) là hai hình ảnh điển hình của những giai cấp khác nhau trong xã hội Nga vào cuối thế kỷ 19. Chàng, lớn lên trong nghèo khó, mỗi tối theo chân người cha bệnh tật đi thắp sáng các ngọn đèn trên đường phố Saint Petersburg, kiếm sống bằng những bước trượt điêu luyện trên đôi giày trượt băng và bỗng dưng mất việc cũng chỉ vì một cú trượt. Nàng, con gái duy nhất của Đại công tước, dưới một người và trên muôn người, sống trong nhung lụa, được giáo dục cẩn thận từ bé, cô giáo dạy tiếng Anh và lễ nghĩa riêng tại nhà. Một tối mùa đông băng giá, họ bỗng nhiên va vào nhau, khi chàng vì túng quẫn mà đi theo nhóm giang hồ trượt băng chôm chỉa dọc các đường phố và con sông đóng băng ở Saint Petersburg, đột nhập vào ban công nhà nàng. 

Cũng là chiếc ban công định mệnh, nhưng tình yêu của hai người không buông xuôi theo số phận nghiệt ngã, chịu những chia cách, trắc trở về khoảng cách và giai cấp xã hội như "Romeo và Juliet”, mà mỗi người đều có những cuộc đấu tranh riêng của mình, để vượt qua số phận và đến với người mình yêu. 

Chiếc giày trượt băng đóng một vai trò đặc biệt kết nối các tuyến nhân vật trong bộ phim, từ người cha dạy con trai đứng vững trên mặt băng với đôi mắt nhìn thẳng về phía trước, mất việc và "có việc” từ đôi giày trượt, từ câu chuyện tình yêu trên đôi giày trượt, và cuối cùng cũng lại là một người cha dạy con đứng vững trên băng với đôi mắt hướng về phía trước. 

"The Silver Skates” là phim của điện ảnh Nga sản xuất năm 2020, do đạo diễn Michael Lockshin thực hiện. Phim lấy cảm hứng từ câu chuyện tình yêu kinh điển "Romeo và Juliet”, và dựa trên bộ tiểu thuyết "Hans Brinker, or The Silver Skates”của tác giả Mỹ  Mary Mapes Dodge. Chuyện phim lấy bối cảnh thành phố Saint Petersburg, thủ đô của đế chế Nga thời kỳ cuối thể kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Thành phố vào mùa đông được phủ kín bằng màu trắng của băng tuyết, các dòng sông, các con kênh và các đại lộ đều đóng băng. Thành phố trở nên rực rỡ, huyền ảo và cổ tích hơn dưới sắc trắng của băng tuyết và những ánh đèn lung linh của chợ, của những lễ hội trên băng, và chính điều này tạo nên sức hấp dẫn rất lớn về mặt hình ảnh cho bộ phim.  

Phim được quay phần lớn tại thành phố Saint Petersburg, ngoài một trường quay rộng khoảng 10 nghìn m2 được lắp đặt trên sông Neva, các nhà làm phim còn tận dụng nhiều tòa nhà, lâu đài cổ đẹp tuyệt của thành phố để quay. Một số địa điểm như Pháo đài Peter và Paul, Lâu đài Saint Michael, ga xe lửa Vitebsky và Bảo tàng Nghệ thuật Ứng dụng Stieglitz, Cung điện Gatchina… Hầu hết các cảnh quay đều diễn ra trên các con sông và kênh rạch đóng băng của những cây cầu ở Saint Petersburg, và "The Silver skate” cũng là bộ phim tập hợp nhiều cảnh quay trên băng nhất. 

Hai diễn viên chính của phim là Fedor Fedotov và Sofya Priss trong vai chàng thanh niên nghèo Matvey và cô tiểu thư Alisa luôn muốn bung mình thoát khỏi những kìm kẹp của những quy ước xã hội lạc hậu. 

"The Silver skate” được lựa chọn làm phim mở màn cho LHP quốc tế Moscow lần thứ 42 diễn ra vào tháng 10-2020, sau đó ra rạp hạn chế (do dịch Covid-19) vào tháng 12-2020. Ngay sau khi ra rạp, trong cuối tuần đầu tiên phim đã thu về khoảng 1,36 triệu USD, con số rất cao trong thời điểm dịch bệnh hoành hành. Doanh thu chiếu rạp của phim đạt hơn 6,7 triệu USD và "The Silver skate” cũng trở thành bộ phim đầu tiên của Nga được Netflix mua lại và phát trên nền tảng của mình.  

                            Theo Nhandan

Các tin khác


Đất nước tươi đẹp qua ảnh của Vũ Hải

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Hải - vừa nhận kỷ lục quốc gia ‘Người được nhiều giải thưởng triển lãm ảnh thế giới nhất’ - mang đến những khung cảnh khi mát lành, khi lộng lẫy về đất nước tươi đẹp, và những khoảnh khắc trân quý cuộc đời.

Đồng bào Khmer đón Tết Chôl Chnăm Thmây vui tươi, ấm áp

Kiên Giang có hơn 13% dân số là đồng bào Khmer (đứng thứ ba khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, sau Sóc Trăng và Trà Vinh) với khoảng 56.400 hộ, 238.000 nhân khẩu. Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer năm nay diễn ra từ 14 - 16/4/2023 (nhằm 24, 25 và 26 tháng 2 Âm lịch).

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh.

Kiến trúc độc đáo nhà dài truyền thống của người Ê Đê

Đồng bào Ê Đê sinh sống tập trung chủ yếu trên cao nguyên Đắk Lắk, ngoài ra còn có một số nhóm người Ê Đê định cư ở các địa bàn thuộc tỉnh Đắk Nông, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa… Từ thời xa xưa, người Ê Đê đã làm những ngôi nhà sàn dài để ở và tránh thú dữ. Nhà dài truyền thống Ê Đê đã đi vào sử thi, truyện cổ, âm nhạc, hội họa như những trang huyền thoại.

Khám phá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới – Qua chuỗi 6 nước châu Âu “Ý – Thụy Sĩ – Pháp – Bỉ – Hà Lan – Đức”

Châu Âu đã quá nổi tiếng với quá trình xây dựng lịch sử văn hóa và kinh tế tương đối lâu đời, mang đậm nét Hy Lạp cổ đại. Với bề dày lịch sử, các thành phố luôn là điểm thu hút đối với những du khách muốn tìm hiểu một trong những nền văn hóa và văn minh bậc nhất thế giới này.

Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận?

Bạn có thể tự hào khi biết rằng ngoài 3 di sản thiên nhiên thế giới thì Việt Nam có tới 15 di sản văn hóa thế giới và 4 di sản tư liệu thế giới được UNESCO vinh danh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục