Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh 

 Năm 2017, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, sản xuất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu gây hậu quả nặng nề cho sản xuất và đời sống nhân dân; kết cấu hạ tầng, trình độ quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều yếu kém, cùng với những yếu tố khách quan đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo thăm quan gian các gian hàng tại lễ hội cam Cao Phong lần thứ III năm 2017.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, vừa phải thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, vừa phải khắc phục hậu quả nặng nề của thiên tai, mưa lũ lịch sử gây ra, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo,

Năm 2017, tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, sản xuất nông nghiệp có chiều hướng gia tăng nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh đó, tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu gây hậu quả nặng nề cho sản xuất và đời sống nhân dân; kết cấu hạ tầng, trình độ quản trị doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều yếu kém, cùng với những yếu tố khách quan đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh.

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức, vừa phải thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, vừa phải khắc phục hậu quả nặng nề của thiên tai, mưa lũ lịch sử gây ra, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, năng động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế và đã đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, QP-AN, tạo những nền tảng quan trọng trong quá trình đổi mới và hội nhập. Đã có 23/24 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước đạt 9,46%. Trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,06%; công nghiệp - xây dựng tăng 14,5% (công nghiệp tăng 18,84%); dịch vụ tăng 7,53%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 20,03%; công nghiệp - xây dựng 48,59%; dịch vụ 31,38%. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,5 triệu đồng…

Đối mặt với khó khăn của thời tiết, thiên tai, mưa lũ gây thiệt hại lớn cho cây trồng và vật nuôi, sản xuất nông nghiệp vẫn đạt được kết quả tích cực, giữ vai trò ổn định là trụ đỡ của nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Bước đầu thực hiện có hiệu quả định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM). Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp đi vào cuộc sống. Các tiềm năng về đất đai, lao động đang được khai thác hiệu quả, mở ra những cơ hội phát triển mới tại nhiều địa phương. Nhiều diện tích được chuyển đổi sang các loại cây trồng có hiệu quả cao. Đã xây dựng và phát triển các sản phẩm có lợi thế đặc thù như cam Cao Phong, Lạc Thủy; bưởi Tân Lạc; nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi); rau hữu cơ Lương Sơn…mang lại thu nhập cao cho người nông dân, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Chương trình xây dựng NTM được triển khai khá đồng bộ và thu được kết quả tích cực, cải thiện bộ mặt nông thôn miền núi. Đã có thêm 6 xã đạt 19 tiêu chí NTM, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM của tỉnh lên 41 xã, chiếm 21,5% tổng số xã, bình quân mỗi xã đạt 13,6 tiêu chí.

Với các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục đạt kết quả khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,7%, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 27.523 tỷ đồng, vượt 2,5% kế hoạch. Hoạt động thương mại, dịch vụ có nhiều chuyển biến. Kim ngạch xuất khẩu đạt 505 triệu USD, vượt 8,6% kế hoạch. Thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tiếp tục đạt kết quả khá. Toàn tỉnh có 495 dự án đầu tư, trong đó có 35 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 65.154 tỷ đồng và 505 triệu USD. Số doanh nghiệp, HTX hoạt động hiệu quả tăng 20% so với năm 2016. Hoạt động tài chính, ngân hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn. Thu ngân sách Nhà nước đạt 3.020 tỷ đồng, bằng 112% dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và 100% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Tiến độ giải ngân và thanh toán vốn đầu tư tiếp tục được cải thiện. Nhiều công trình, dự án đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả cao, kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc.

UBND tỉnh tiếp tục thực hiện đổi mới trong chỉ đạo, điều hành, chú trọng tới hiệu quả, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tổ chức đối thoại theo chuyên đề, lĩnh vực, kịp thời ghi nhận và giải quyết những kiến nghị chính đáng, từng bước giải quyết "nút thắt” khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư theo Nghị quyết số 19 và 35 của Chính phủ về những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, xây dựng bộ máy chính quyền đồng hành, phục vụ doanh nghiệp và người dân. Nhiều lĩnh vực then chốt của tỉnh có những chuyển biến rõ nét. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút đầu tư đã đạt được những kết quả khả quan. Nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư có năng lực đã nghiên cứu và được tạo cơ hội thuận lợi triển khai các dự án đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng, lợi thế như nông nghiệp, dịch vụ; đầu tư vào khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, điểm du lịch Mai Châu và các địa phương trong tỉnh hướng tới mục tiêu xây dựng các sản phẩm du lịch mang bản sắc độc đáo, có sức hút đối với du khách trong và ngoài nước.

Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ, dân chủ, công khai, mang lại hiệu quả cao. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm thường xuyên và có nhiều chuyển biến. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được tăng cường, chất lượng giáo dục có bước tiến bộ rõ rệt. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể được quan tâm. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định. QP-AN được giữ vững. Nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Những kết quả đạt được của năm 2017 là cơ bản và đáng tự hào, thể hiện sự đổi mới trong tư duy, nhận thức, cách làm trong chỉ đạo, điều hành, phối hợp và tổ chức thực hiện các mục tiêu KT-XH. Đồng thời khẳng định sự đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền, các ngành và địa phương đã tạo những nền tảng vững chắc để tỉnh ta phát triển và hội nhập trong tương lai.

Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH vẫn còn những yếu kém, đó là: Tăng trưởng kinh tế thiếu tính bền vững, chất lượng tăng trưởng thấp. Tái cơ cấu trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ còn chậm. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chưa thực sự hiệu quả. Cải cách hành chính có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn vướng mắc. Đời sống đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng ảnh hưởng bị thiên tai còn nhiều khó khăn…

Năm 2018 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm bản lề triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, kinh tế có khả năng đạt mức tăng trưởng cao nhưng không đồng đều và có nhiều rủi ro. Nhiệm vụ phát triển KT -XH năm 2018 rất nặng nề với mục tiêu phấn đấu: Tăng trưởng kinh tế 9,5%, trong đó, nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 13%; dịch vụ tăng 8,3%. Cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm 19,86%; công nghiệp - xây dựng 49,04%; dịch vụ 31,1%. Thu nhập bình quân đầu người 45 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,1%...

Bước vào năm mới 2018, phấn khởi và tự hào trước những thành tựu, kết quả đã đạt được, với quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, tiếp tục tranh thủ hiệu quả sự giúp đỡ của các bộ, ngành Trung ương, đổi mới và nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, triển khai hiệu quả các giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nâng cao chất lượng phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM; phát triển văn hóa và thực hiện tốt mục tiêu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng; mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm QP-AN, phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất các chỉ tiêu KT-XH, tạo nền tảng vững chắc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 -2020, xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng phát triển.


                                                                                 

Các tin khác


Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục