(HBĐT) - Góp ý vào Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, trước hết tôi bày tỏ sự đồng tình rất cao với việc Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước như Tờ trình của Chính phủ, tôi cho hết sức cần thiết là bảo vệ bí mật nhà nước cũng là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quốc gia.


                         Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh(Hòa Bình)

Về nội dung dự thảo luật, đây là lần đầu cho ý kiến, qua nghiên cứu dự thảo và các tài liệu liên quan, tôi xin có ý kiến một số nội dung như sau:

 Một, dự thảo luật đã được chuẩn bị khá công phu trên cơ sở kế thừa các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, nhất là Pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước số 30 ngày 28/12/2000. Đồng thời đã có tổng kết và bổ sung nhiều nội dung quan trọng từ thực tiễn triển khai công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong thời gian vừa qua. Tôi đồng tình với nhiều nội dung đã được thể hiện trong dự thảo luật và các ý kiến đại biểu đã phát biểu trước tôi. Tuy nhiên, tôi cho Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra cần tiếp tục hoàn thiện hơn về một số nội dung như sau:

 Một, về phân loại bảo vệ bí mật nhà nước, danh mục bí mật nhà nước, dự thảo luật cần làm rõ hơn các cấp độ về phân loại bảo vệ bí mật nhà nước ở mức độ tuyệt mật, tối mật và mật, định tính, định lượng đầy đủ, mức độ mật tại các khoản 1, 2, 3 của Điều 8. Điều này vừa đảm bảo bảo vệ được các bí mật tốt hơn, nâng cao trách nhiệm của người quản lý, cơ quan, đối tượng sử dụng các thông tin bảo vệ bí mật nhà nước, đồng thời xây dựng được chính sách để đối tượng tiếp cận được bảo vệ bí mật nhà nước như một nguồn thông tin để đáp ứng quyền tiếp cận thông tin của công dân.

 Hai, về hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước được quy định tại Chương III của dự thảo luật. Tôi đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định như sau:

 Một là quy định về người nắm giữ bí mật nhà nước, đây là chủ thể rất quan trọng trong bảo vệ bí mật nhà nước, song lại chưa được thể hiện trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào, mặc dù bảo vệ bí mật nhà nước thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Người nắm giữ bí mật nhà nước là người tạo ra, người quản lý, người xử lý bảo vệ bí mật nhà nước phải có cơ chế, chính sách để đảm bảo những người này không làm lộ, lọt bảo vệ bí mật nhà nước bao gồm cả cơ chế quản lý và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với người bảo vệ và sáng tạo ra bí mật nhà nước. Bổ sung các quy định cụ thể về bảo vệ bí mật nhà nước, khi tổ chức, cá nhân sử dụng, quản lý hoặc được cung cấp hoặc được tiếp cận với các bí mật nhà nước. Ví dụ, đại biểu Quốc hội được cấp tài liệu chứa đựng bí mật nhà nước thì quản lý như thế nào, sử dụng thế nào, có phải theo các quy định trong luật là phải có kho, có khóa, phải chuyển, quy trình xử lý, giải mật của tài liệu được thực hiện ra sao.

 Hiện nay rất nhiều đại biểu Quốc hội được cung cấp các tài liệu, thậm chí tài liệu tuyệt mật, tối mật, tuy nhiên không có quy định nào về việc quản lý, sử dụng, bảo quản, thu hồi và khai thác như thế nào cũng chưa có quy định. Cần bổ sung các quy định về trách nhiệm của các cá nhân, công dân, cơ quan, tổ chức khi tiếp cận các thông tin tài liệu chứa đựng bảo vệ bí mật nhà nước thì có trách nhiệm như thế nào? Ví dụ, vô tình tiếp cận bí mật nhà nước như nhặt được tài liệu mật, tuyệt mật thì phải xử lý như thế nào, khai báo ở đâu, nộp ở đâu và những quy định về bảo vệ bí mật ra sao? Cần nghiên cứu bổ sung chặt chẽ với các quy định của pháp luật về an ninh mạng, an ninh thông tin và an toàn kết nối các thiết bị công nghệ thông tin và sử dụng kiểm soát nguồn gốc các thiết bị thông tin phục vụ công tác, đặc biệt là những công việc nhạy cảm với thông tin bí mật nhà nước, như cần phải có quy định lãnh đạo thì sử dụng máy điện thoại như thế nào? Tính năng tác dụng ra sao cũng cần được quy định chặt chẽ trong Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

 Trong kế sách bảo vệ Tổ quốc dựa vào nhân dân là yếu tố quyết định. Thực tế hiện nay vai trò của nhân dân tham gia bảo vệ Tổ quốc nói chung và bảo vệ bí mật nhà nước là rất lớn, như ý thức của nhân dân trong bảo mật trừ gian, phối hợp với chính quyền và các cơ quan hữu quan bảo vệ bí mật nhà nước, nhân dân bảo vệ các khu vực vùng bí mật nhà nước như vùng ATK. Theo tôi Đảng, Nhà nước cần phải có cơ chế, chính sách pháp luật để vừa bảo vệ được bí mật nhà nước, vừa đảm bảo nâng cao đời sống của nhân dân trong khu vực bảo vệ bí mật nhà nước, đó là kế sách bí mật được bảo vệ một cách tốt nhất.

 Bốn là bảo vệ bí mật nhà nước được ví như bảo vệ nỏ thần của An Dương Vương là kế sách giữ nước. Do đó, tôi đề nghị luật cần bổ sung đầy đủ các chế tài xử lý vi phạm để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, có thể gây phương hại cho quốc gia và dân tộc. Mặc dù đề xuất này chưa có thông lệ trong xây dựng pháp luật hiện nay của nước ta. Tuy nhiên, tôi rất mong Quốc hội và các cơ quan liên quan cần phải coi đây là một luật hết sức đặc biệt, bởi vì tính quan trong của việc bảo vệ bí mật quốc gia, bảo vệ bí mật nhà nước, đó là bảo vệ Tổ quốc.

 


Minh Hiếu (Văn phòng Đoàn ĐBQH Hòa Bình tổng hợp)


Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục