Với sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành và toàn xã hội, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TPHB) đã nỗ lực trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc gia. Trường luôn đạt kết quả cao tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Năm 2012, trường đã đoạt 38 giải quốc gia. Trong ảnh: Thầy và trò đội tuyển hóa báo công trước Tượng đài Hoàng Văn Thụ. Ảnh: P.V

Với sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành và toàn xã hội, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (TPHB) đã nỗ lực trở thành trung tâm giáo dục chất lượng cao, tiêu chuẩn quốc gia. Trường luôn đạt kết quả cao tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia. Năm 2012, trường đã đoạt 38 giải quốc gia. Trong ảnh: Thầy và trò đội tuyển hóa báo công trước Tượng đài Hoàng Văn Thụ. Ảnh: P.V

Bùi Văn Cửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐGD tỉnh

(HBĐT) - Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, MTTQ, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, sự quan tâm, chăm lo của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, công tác xã hội hoá giáo dục ở tỉnh ta phát huy được hiệu quả rõ nét. Hội đồng giáo dục các cấp ngày càng lớn mạnh, các hoạt động đa dạng, phong phú có chất lượng hơn. Những kết quả đạt được trong công tác này đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp GD&ĐT và các bước phát triển KT-XH, AN-QP của tỉnh.

 

Trong giai đoạn 2004 - 2011, tỉnh ta đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt được kết quả thực hiện xã hội hoá giáo dục. Công tác xã hội hoá giáo dục đã góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ bộ, nhân dân trong tỉnh về GD&ĐT; huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp uỷ, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, MTTQ và toàn dân cùng chăm lo cho sự nghiệp GD&ĐT. Tỉnh ta đã từng bước đa dạng hoá các loại hình trường lớp. Hơn 8 năm qua, quy mô, loại hình trường, lớp không ngừng được mở rộng, đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của con em nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Đến nay, tỉnh ta có 707 trường mầm non, tiểu học, PTCS, THCS, PTDTNT huyện, liên xã, THPT; 14 trung tâm trực thuộc ngành và 210 Trung tâm HTCĐ. Toàn tỉnh có 190.924 học sinh, sinh viên và 21.267 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công tác xã hội hoá giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT và làm chuyển biến tích cực chất lượng GD&ĐT. Chất lượng giáo dục các ngành học, bậc học có sự chuyển biến rõ nét. Chất lượng giáo dục phổ thông không ngừng được  nâng cao. Hiệu quả đào tạo đạt khá cao, trên 99,5%. Hàng năm, toàn tỉnh có từ 1.500 - 1.800 học sinh thi đỗ vào các trường ĐH, CĐ,THCN. Mặt khác, xã hội hoá giáo dục góp phần thực hiện mục tiêu PCGD  trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về PCGD; năm 1995 tỉnh đã đạt chuẩn PCGDTH - CMC; năm 2003 đạt chuẩn PCGDTHCS; năm 2005 đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ  tuổi. Theo kế hoạch tháng 5/2012, tỉnh ta đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em năm tuổi. Hiện nay, đang từng bước thực hiện PCGD bậc trung học ở những nơi có điều kiện. 

Xã hội hoá góp phần quan trọng trong việc xây dựng các điều  kiện phát triển giáo dục. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong những năm qua không ngừng được xây dựng, củng cố; trình độ đào tạo và chất lượng của đội ngũ nhà giáo từng bước đã được nâng cao. Giáo dục mầm non có 96,3% đạt trình độ chuẩn trở lên( trên chuẩn 18%); giáo dục tiểu học và THCS có 100% đạt trình độ chuẩn trở lên (trên chuẩn của tiểu học đạt 46,3% và THCS đạt 27,9%). Giáo viên các trường PTDTNT huyện, liên xã, trên chuẩn đạt 52,2%; Giáo dục THPT có trình độ trên chuẩn đạt 4,9%. Đội ngũ giáo viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn cũng có trình độ trên chuẩn ngày càng tăng. Bên cạnh đó, bằng nhiều nguồn kinh phí khác nhau, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học không ngừng được củng cố, tăng cường. Toàn tỉnh hiện có 8.518 phòng học, trong đó có 6.247 phòng kiên cố chiếm 73,3%; 1.453 phòng bán kiên cố, chiếm 17%; có 1.192 phòng ở của giáo viên; 564 phòng thư viện, 394 phòng thí nghiệm và phòng học bộ môn. Tỉnh ta đã có được 145 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm 20,3%.  Sự đầu tư, chăm lo chung của toàn tỉnh đối với sự nghiệp GD&ĐT hết sức đa dạng, phong phú. Hằng năm, toàn tỉnh đã dành hàng tỷ đồng, hàng ngàn ngày công lao động tu sửa trường lớp,  làm nhà ở cho cán bộ, giáo viên, lớp học từ các nguồn kinh phí xã hội hoá của các địa phương.  Hội Khuyến học tỉnh và các huyện, thành phố có nhiều hoạt động thiết thực, phong phú. Đến nay, Quỹ khuyến học từ tỉnh đến các cơ sở có hàng tỷ đồng để phục vụ các hoạt động giáo dục. Trong giai đoạn này, tỉnh ta đã huy động được 295.750.000 đồng, làm 1.287m2 nhà ở; đã đóng góp được 407.790.000 đồng  giúp học sinh, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, còn mua sách vở, quần áo cho học  sinh nghèo vùng sâu, vùng cao  trị giá  hàng trăm triệu đồng. Tiêu biểu trong công tác xã hội hoá giáo dục là thành phố Hoà Bình, các huyện Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Mai Châu, Tân Lạc... Bên cạnh đó là những điển hình về xã hội hoá giáo dục ở cơ sở phường Phương Lâm, Đồng Tiến  (TPHB), xã Đa Phúc, Yên Trị (Yên Thuỷ); xã  Đồng Tâm, Phú Lão (Lạc Thuỷ).

 

Cùng với những kết quả đạt được, trong giai đoạn 2004- 2011, công tác XHH giáo dục trên địa bàn tỉnh còn một số khó khăn, tồn tại, yếu kém cần được khắc phục.

 

Thực hiện XHH giáo dục giai đoạn 2012- 2016, tỉnh ta  hướng tới các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp với quan điểm chỉ đạo là:

 

Thực hiện XHHGD phải nhằm phát huy tiềm năng về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức phù hợp với quy hoạch phát triển, yêu cầu và đặc điểm của giáo dục ở tỉnh và các huyện, thành phố. Tiếp tục đa dạng hoá các loại hình giáo dục. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, phát huy vai trò của các đoàn thể, tổ chức quần chúng, các tổ chức Hội  trong việc giám sát các hoạt động xã hội hoá giáo dục. Tạo môi trường phát triển, môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng theo pháp luật để thúc đẩy các cơ sở giáo dục công lập và ngoài công lập phát triển cả về quy mô và chất lượng. Xã hội hoá giáo dục phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục đảm bảo sự thống nhất quản lý của Nhà nước, giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân; gắn liền với nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.

 

Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào phát triển sự nghiệp giáo dục , xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp để phát triển giáo dục.Thống nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể, các tổ chức KT-XH, mọi cá nhân, tập thể, cộng đồng về vị trí, vai trò quan trọng của xã hội hoá giáo dục trong sự phát triển KT-XH của tỉnh; xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục. Tạo điều kiện để toàn xã hội chăm lo, quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ về tinh thần và vật chất phát triển sự nghiệp GD&ĐT. Tăng cường đầu tư  sở vật chất, trang thiết bị  cho giáo dục. Coi đầu tư cho các hoạt động giáo dục là đầu tư cho phát triển. Phấn đấu xây dựng thêm nhiều trường mầm non, phổ thông trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia mức I và mức II. Tăng cường đầu tư thiết bị đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hoá. Quan tâm, chăm lo học sinh diện chính sách, học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn, học sinh dân tộc được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao hơn.Tổ chức, phối hợp và quản lý tốt hơn các loại hình giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên; mở rộng hợp lý quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh. 

 

Để đạt các mục tiêu trên, cần tiếp tục thực hiện một số  giải pháp, biện pháp  thực hiện xã hội hoá đó là: Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và cung cấp thông tin về xã hội hoá GD&ĐT nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội. Tham gia đóng góp xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển GD&ĐT. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển xã hội hoá giáo dục. Tăng cường quỹ đất  xây dựng các trường học và các công trình phục vụ các hoạt động của các nhà trường. HĐGD tham mưu với UBND tỉnh xây dựng các chính sách thực hiện xã hội hoá. Tăng cường phân cấp quản lý, thanh tra, kiểm tra. Đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua khen thưởng.

 

 

 

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục