Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các dồng chí lãnh đạo tỉnh với đồng bào xã Toàn Sơn (Đà Bắc), ngày 12/11/2011.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các dồng chí lãnh đạo tỉnh với đồng bào xã Toàn Sơn (Đà Bắc), ngày 12/11/2011.

* Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh

 

Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp; tác động của những yếu tố gây lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô; việc điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng thiết yếu theo giá thị trường đã gây ảnh hưởng không tốt tới sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống người lao động; bên cạnh đó, những yếu kém vốn có của nền kinh tế cũng như hạn chế của cơ chế, chính sách, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực vẫn là những cản trở lớn đối với sự phát triển. Nhưng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế của tỉnh vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, khoảng 10,2%; các ngành kinh tế đều có bước phát triển; đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm; dân chủ trong xã hội có nhiều tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được tăng cường. Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững.  

Trong bối cảnh khó khăn, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định. Tỉnh bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Các chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai khá đồng bộ và thu được kết quả tích cực. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng thâm canh, chuyên canh, phát triển vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến. Đặc biệt đã bước đầu hình thành tư duy mới và vùng sản xuất hàng hóa tập trung như: Vùng cây ăn quả huyện Kim Bôi, Lạc Thủy; vùng cây ăn quả có múi ở huyện Cao Phong, Kim Bôi; vùng mía nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn; vùng chè ở Lạc Thủy, Mai Châu, Đà Bắc; vùng sản xuất thực phẩm sạch ở Lương Sơn. Đặc biệt vùng cam ở huyện Cao Phong đã cho thu nhập từ 200-400 triệu đồng/ha.  

Sản xuất công nghiệp có mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất đạt 3.673 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2010, đạt 102% kế hoạch. Ngoài ra đã xuất hiện một số sản phẩm mới của các doanh nghiệp hoạt động tại Khu công nghiệp Lương Sơn như: Gạch không nung, vật liệu composite, sơn dầu...; một số dự án như Thủy điện Suối Nhạp - Đà Bắc, thủy điện Định Cư - Lạc Sơn, thủy điện Suối Tráng Cao Phong, các dự án chế biến lâm sản, xi măng góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao.  

Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện; đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh như: Quyết định 04/QĐ-UBND ngày 21/4/2011 của UBND tỉnh Quy định về quản lý và khuyến khích đầu tư tại tỉnh Hòa Bình, tạo ra lực đẩy và sức bật mới cho môi trường đầu tư của tỉnh; các quyết định về phát triển vùng động lực, ngành mũi nhọn, khu công nghiệp, hệ thống giao thông, đô thị; xây dựng chương trình phát triển vùng động lực và những cơ chế đặc thù kèm theo... Hoạt động xúc tiến đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chuyển biến mạnh, nhiều doanh nghiệp lớn đã quan tâm nghiên cứu và triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch. Toàn tỉnh hiện có 363 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng số đăng ký đầu tư trên 200 triệu USD và 34.000 tỷ đồng. Đã có 143 số dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tỉnh đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Do công tác chuẩn bị đầu tư tốt, tiến độ giải ngân và thanh toán vốn đầu tư tiếp tục chuyển biến, nhiều công trình, dự án đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả cao; kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc, theo hướng hiện đại. Hoạt động tài chính, ngân hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn. Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2011 đạt 1.580 tỷ đồng, bằng 102% so với Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh.  

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường có nhiều tiến bộ mới. Công tác xóa đói giảm nghèo và triển khai các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, nhất là đối  với người nghèo, đối tượng chính sách vùng khó khăn được quan tâm, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 28% (giảm 3,51%), thu nhập bình quân đầu người đạt 15,3 triệu đồng. Chất lượng giáo dục được phản ảnh đúng thực chất và có tiến bộ; cuộc vận động   Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học, tự sáng tạo, cuộc vận động   Hai không trong ngành giáo dục được đông đảo cán bộ và nhân dân ủng hộ, thực hiện đạt kết quả tốt. Mạng lưới cơ sở dạy nghề không ngừng được củng cố và nâng cao năng lực. Công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm thường xuyên và có nhiều chuyển biến. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể tiếp tục được quan tâm, đã tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa, thể dục  thể thao phát triển rộng khắp. Quốc phòng - an ninh được tăng cường, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định, góp phần tạo niềm tin cho nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tỉnh đã huy động tốt các nguồn lực tổ chức thành công các sự kiện lớn như Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh, 20 năm tái lập tỉnh, đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh và Lễ hội Văn hóa cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất, năm 2011; xây dựng được uy tín tốt đối với bạn bè trong nước và quốc tế, tạo khí thế phấn khởi thi đua thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội.  

Những kết quả đạt được của năm 2011 là cơ bản và đáng tự hào, thể hiện sự nỗ lực cao độ của toàn Đảng bộ, các cấp chính quyền, các ngành và địa phương, sự đổi mới trong tư duy, sự năng động trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện các mục tiêu KT-XH. Tuy nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận còn những yếu kém, đó là: Sự phối hợp giữa giữa các cấp, các ngành chưa thực sự hiệu quả; chế độ, trách nhiệm công vụ trong giải quyết các vấn đề liên quan thủ tục hành chính còn yếu kém. Đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn...  

Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 là rất nặng nề, thực hiện trong bối cảnh tiếp tục kiên định với chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt, các nguồn lực đầu tư hạn chế, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp gặp nghiệp khó khăn. Con đường phía trước còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng hành trang chúng ta có được là sự đoàn kết, thống nhất với quyết tâm cao, là sự vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương. Và quan trọng hơn là chúng ta có những thuận lợi cơ bản đó là những bước chuyển biến quan trọng kể cả về tư duy, tầm nhìn và phương pháp huy động các nguồn lực, khai thác tiềm năng tạo nên sức bật mới cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc mở rộng địa giới hành chính về phía Tây Nam, tuyến đường Hồ Chí Minh được đưa vào khai thác, nhiều tuyến giao thông động lực như Hòa Lạc- TP Hòa Bình đang được gấp rút triển khai giúp cho Hòa Bình gần hơn với Thủ đô và vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) sẽ mở ra những vận hội mới về thu hút đầu tư, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp chất lượng cao phục vụ các thị trường rộng lớn.  

Để thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11%, kiềm chế lạm phát, phục hồi tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, kết hợp với phát triển văn hóa, xã hội, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Hơn lúc nào hết Đảng bộ, chính quyền, các doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết thống nhất, ý thức tự lực tự cường, năng động sáng tạo, huy động và khai thác hiệu quả các nguồn lực để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội.  

Với những quyết tâm chính trị và ý chí phấn đấu cao độ, chúng ta cần thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH năm 2012 đã đề ra. Đó là: Thực hiện nghiêm túc các biện pháp chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ và các kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh ngay từ những tháng đầu năm. Trong đó chú trọng thực hiện các giải pháp và cơ chế  phát triển vùng động lực của tỉnh đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; xây dựng quy hoạch và quản lý tốt quy hoạch, tăng cường phân cấp cho địa phương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng công vụ, xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư. Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch cho nhà đầu triển khai các dự án sản xuất, kinh doanh để sớm đi vào hoạt động. Huy động các nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng, quản lý đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, nâng cao hiệu quả đầo tư công, cân đối giữa nhu cầu đầu tư và khả năng nguồn vốn. Thực hiện tốt Nghị quyết số 26-NQ/TW về chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2020; phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện theo hướng nâng cao đời sống nhân dân vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ, phát triển chăn nuôi và nông sản, rau màu, tạo vành đai thực phẩm sạch phía Tây thủ đô Hà Nội. Thúc đẩy công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời cơ cấu lại đầu tư, cơ chế chính sách để phát triển nguồn nhân lực địa phương trước mắt cũng như trong dài hạn, vừa phục vụ mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vừa tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói - giảm nghèo. Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành, tăng cường sự phối hợp của các cấp, các ngành tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, công cuôc xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp đậm đà bản sắc dân tộc. Kêt hơp chăt che giữa phat triên kinh tế với tạo sự chuyển biến mới trong các lĩnh vực văn hóa ội, y tế, giáo dục. Bảo đảm QP-AN, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.  

Bước vào năm mới Nhâm Thìn 2012, phấn khởi trước những thành tựu đã đạt được, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tự tin trước những thời cơ và vận hội mới, với ý chí và quyết tâm cao độ, chúng ta ra sức đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu thực hiện ở mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu mạnh, văn minh./.

 

Các tin khác


Chống tham nhũng, tiêu cực, củng cố niềm tin của Nhân dân

(HBĐT) - Thời gian qua, cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện mạnh mẽ, kiên quyết từ Trung ương đến địa phương với quan điểm "không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không chịu sức ép của bất cứ cá nhân nào”. Chính vì vậy, không ít cán bộ từ cấp Trung ương, tỉnh, đến huyện, xã "nhúng chàm” tham nhũng, tiêu cực đã bị đưa ra ánh sáng, bị xử lý nghiêm minh và thống nhất, đồng bộ giữa xử lý kỷ luật Đảng với kỷ luật hành chính Nhà nước, đoàn thể và xử lý hình sự.

Kỳ họp thứ 28 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Thi hành kỷ luật một số tổ chức, đảng viên vi phạm

Trong các ngày 12 và 13/4/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 28.

Quyết liệt ngăn chặn tham nhũng góp phần phát triển kinh tế-xã hội

Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) được Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) công bố hằng năm cho chúng ta một cái nhìn tổng thể về mức độ tham nhũng tương đối ở 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dựa trên nhận thức về tham nhũng trong khu vực công. Chỉ số được tổng hợp dữ liệu từ 13 nguồn bên ngoài, bao gồm: Ngân hàng Thế giới, Diễn đàn Kinh tế thế giới, rủi ro tư nhân, các công ty tư vấn và các tổ chức khác. Điểm số phản ánh quan điểm của các chuyên gia và giới kinh doanh, điểm càng cao có nghĩa sẽ càng minh bạch và ít tham nhũng hơn.

Ban Bí thư kỷ luật khai trừ Đảng Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca cùng 3 cá nhân

Ban Bí thư vừa quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Đồng, Trương Minh Hiến, Vũ Hữu Song, Đỗ Hữu Ca.

Thể lệ Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023

(HBĐT) - Nhằm phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; phát huy vai trò của Nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư, năm 2022 – 2023.

Huyện Tân Lạc chủ động phòng chống tham nhũng, lãng phí

(HBĐT) - Thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tân Lạc luôn coi trọng công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí (TNLP), kịp thời phòng ngừa, xử lý hành vi vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu KT-XH, củng cố lòng tin của nhân dân, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục