Sổ sức khỏe điện tử (SKĐT) được tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe một cách chủ động, tiện lợi. Cuối tháng 11/2024, UBND tỉnh Hòa Bình ban hành kế hoạch triển khai thí điểm thực hiện Sổ SKĐT phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID trên địa bàn tỉnh; mục tiêu 80% công dân thường trú tại địa phương tích hợp thông tin về bảo hiểm y tế (BHYT), sổ sức khỏe, giấy chuyển tuyến, sử dụng lịch hẹn khám lại trên ứng dụng VNeID. Thời gian qua, để nâng cao tỷ lệ tích hợp ứng dụng này, Công an tỉnh đã phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 và tích hợp thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID.
Công an xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) hướng dẫn người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức 2.
Việc tích hợp Sổ SKĐT lên ứng dụng VNeID giúp giảm thiểu giấy tờ người dân phải mang theo khi đi khám, chữa bệnh (KCB), cho phép người dân theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe của mình suốt đời. Đồng thời, có thể theo dõi, quản lý thông tin sức khỏe của mình liên tục và chủ động trong việc phòng bệnh. Đặc biệt, việc tích hợp Sổ SKĐT lên VNeID sẽ cung cấp cho thầy thuốc thông tin về tiền sử bệnh tật, các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ đó kết hợp với thăm khám, giúp đánh giá sức khỏe của bệnh nhân toàn diện hơn, chẩn đoán kịp thời và mang lại hiệu quả điều trị cao hơn, giảm bớt chi phí cho người bệnh. Đây còn là nền tảng để thúc đẩy liên thông dữ liệu cơ sở y tế với nhau, xây dựng hệ sinh thái y tế số, phục vụ chăm sóc sức khỏe người dân. Giấy chuyển tuyến và giấy hẹn tái khám điện tử giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính; góp phần ngăn ngừa, hạn chế việc lạm dụng, trục lợi quỹ KCB BHYT.
Với vai trò là cơ quan thường trực trong thực hiện Đề án 06 của Chính phủ tại địa phương, Công an tỉnh đã phối hợp Sở Y tế, các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc việc triển khai Sổ SKĐT trên ứng dụng VNeID. Công an tỉnh đã thu nhận 720.812 tài khoản định danh điện tử. Để phục vụ việc KCB BHYT sử dụng ứng dụng VNeID, lực lượng Công an đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh điện tử mức 2 tích hợp thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID.
Đến thời điểm hiện tại, 100% cơ sở KCB trên địa bàn đã chấp nhận người dân tham gia KCB BHYT sử dụng ứng dụng VNeID, thẻ căn cước công dân. Công dân KCB BHYT bằng căn cước gắn chip tại 219/219 cơ sở y tế, đạt 100% với 591.230 lượt tra cứu.
Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Công an cung cấp, đến nay, tỉnh Hòa Bình tích hợp 139.981 Sổ SKĐT (tỷ lệ 14,68%, xếp thứ 59/63 tỉnh, thành phố); tích hợp 5.601 giấy chuyển tuyến, 2.941 giấy hẹn khám lại trên VNeID.
Đồng chí Bùi Thu Hằng, Giám đốc Sở Y tế cho biết: Để đảm bảo triển khai đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, các cơ sở y tế khai thác có hiệu quả và sử dụng Sổ SKĐT, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám... được tích hợp trên ứng dụng VNelD. Các địa phương tổ chức tập huấn trực tiếp tại địa điểm công cộng như nhà văn hóa, trụ sở UBND, trạm y tế... hướng dẫn người dân cách tích hợp thẻ BHYT vào ứng dụng VNeID, ưu tiên hỗ trợ người cao tuổi, người có hoàn cảnh khó khăn, người không thành thạo công nghệ thông tin. Phân công thành viên Tổ chuyển đổi số cộng đồng hỗ trợ trực tiếp người dân tại địa phương. Các đơn vị, cơ sở y tế chỉ đạo, kiểm tra, giám sát đảm bảo 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý đăng ký và kích hoạt sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID mức 2. Các cơ sở KCB chủ động bố trí nhân lực hướng dẫn tích hợp thẻ BHYT vào ví giấy tờ và sử dụng Sổ SKĐT trên VNeID cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, tăng cường tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng Sổ SKĐT tại đơn vị; bố trí điểm hỗ trợ tại khu vực chờ khám bệnh. Nghiêm túc triển khai việc cập nhật, chuẩn định dạng dữ liệu khám bệnh, chữa bệnh hàng ngày lên ứng dụng Hồ sơ SKĐT và hệ thống phần mềm giám định BHYT.
Đinh Thắng
Trong thời đại công nghệ thông tin, người đọc nhiều cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức mở không chỉ ở thư viện mà còn từ nhiều nguồn với sự hỗ trợ của internet. Thói quen đọc bởi thế có sự thay đổi với những cách tiếp cận mới. Nhưng bất kể đọc bằng phương pháp nào sách vẫn luôn mang lại cho chúng ta những kiến thức phong phú. Duy trì và phát triển văn hóa đọc trong thời đại số chính là cách để mỗi người tích lũy thêm tri thức cho mình cũng như có những giây phút thư giãn sau một ngày căng thẳng và không bị tụt hậu so với thế giới bên ngoài.
Là địa bàn trọng điểm về phát triển kinh tế của tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Lương Sơn đã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện tập trung quán triệt, triển khai đồng bộ, toàn diện, phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, tạo động lực phát triển bền vững.
Chiều 19/3, Sở Y tế phối hợp với VNPT Hoà Bình tổ chức hội thảo giải pháp chuyển đổi số (CĐS) ngành Y tế tỉnh Hoà Bình năm 2025. Dự hội thảo có lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị trực thuộc ngành Y tế.
Sáng 18/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST), chuyển đổi số (CĐS) và Đề án 06, chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của BCĐ. Tham dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Hòa Bình có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố.
Trong 2 ngày 14 - 15/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI trên thiết bị di động. Tham gia có trên 30 học viên là phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế tất yếu, thời gian qua, các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh đã có nhiều nỗ lực triển khai công tác này. Từ việc đẩy mạnh CĐS trên 3 trụ cột chính: Chính quyền số, xã hội số và kinh tế số, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh được nâng lên; môi trường đầu tư được cải thiện, các vấn đề kinh tế, an sinh xã hội không ngừng được bảo đảm.