(HBĐT) - Suốt nhiều giờ đồng hồ kể từ tối ngày 11/10 đến nay, giao thông khu vực ngã ba Tòng Đậu (Mai Châu) tại km131 QL6 bị tê liệt do mưa lớn, nước hồ Tòng Đậu tràn đường gây ngập nặng.

Với mực nước ngập sâu 1,8m tại Km131, ít nhất 2 ngày nữa, đường QL6 mới được thông
Đến thời điểm này, mực nước tại
đoạn QL6 khu vực ngã ba Tòng Đậu vẫn dâng cao khoảng 1,8m trong suốt chiều dài
200m. Việc lưu thông qua tuyến QL6 chỉ có thể thực hiện được bằng thuyền và bè
mảng. Theo lãnh đạo Sở GTVT tỉnh, các phương tiện hai đầu tuyến sẽ phải chờ đợi
ít 2 ngày nữa khi nước thoát theo hệ thống hang cát - tơ, hoạt động đi lại, vận
chuyển trên tuyến đường huyết mạch mới trở lại bình thường.
Để xử lý khắc phục sự cố tắc
nghiêm trọng này, tỉnh đã thực hiện phân luồng giao thông, các phương tiện qua
địa phận huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) sang đường QL 37 đi Sơn La. Đồng thời tập
trung khắc phục hậu quả sạt lở do mưa bão trên tuyến ĐT 450 (Ba Khan – Phúc Sạn
– Đồng Bảng) với việc huy động máy móc, thiết bị hót sụt các vị trí sạt lở.
Kể từ 15 giờ chiều nay 13/10đã
thông tuyến ĐT 450 . Theo đó, các phương tiện trọng tải dưới 2,5 tấn và xe nhỏ (7
chỗ - 16 chỗ) tránh tắc trên tuyến bằng việc chuyển hướng đi từ địa phận Phú
Cường (Tân Lạc) sang Ba Khan – Phúc Sạn và chạy thẳng lên Đồng Bảng (Mai Châu).

Các phương tiện hiện
đang chờ hết tắc mới có thể lưu thông

Hành khách hối hả tìm
kiếm thuyền, bè để sang được đầu đường bên kia

Cảnh tượng hàng trăm
người dân phải ở nhờ lán trại, "ăn trực nằm chờ” căng thẳng chờ đường hết tắc

Tấp nập thuyền bè trên
đoạn đường huyết mạch đang biến thành sông

Hàng trăm xe tải nối
đuôi chờ đợi tại vị trí dốc dài, QL6 đoạn qua huyện Tân Lạc chờ hết tắc đường
Bùi Minh
(HBĐT) - Phát huy truyền thống 97 năm báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2022), đội ngũ những người làm báo Hoà Bình luôn nỗ lực đổi mới, sáng tạo, phát huy phẩm chất tốt đẹp của người làm báo Đảng địa phương. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, báo chí Hoà Bình đã thực sự trở thành tiếng nói tin cậy của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp và là diễn đàn của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
(HBĐT) - Hoà Bình là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Mường, tiếp đến là dân tộc Thái, Dao, Tày, Mông... Từng có thời điểm, cùng với một số giá trị văn hoá khác, trang phục dân tộc truyền thống bị mai một. Với những nỗ lực thực hiện các Nghị quyết của Đảng về gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc, ý thức, niềm tự hào văn hoá truyền thống trong Nhân dân được khơi dậy, phát huy. Trang phục truyền thống - biểu trưng của văn hoá, góp phần phản ánh phong tục tập quán, nét đẹp và bản sắc riêng của từng dân tộc được người dân xem trọng, không chỉ được diện ở các sự kiện, dịp lễ hội mà còn thường thấy trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
(HBĐT) - Thuỷ điện Hoà Bình xả 5 cửa, mực nước ở hạ lưu đập lên cao, cuộc sống người dân, sản xuất của người dân hạ lưu đập bị ảnh hưởng. Phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại một số hình ảnh cuộc sống người dân xóm Chài, phường Thịnh Lang (TP Hoà Bình).
(HBĐT) - Trong bối cảnh nhiều hộ chăn nuôi gà cả nước lao đao vì giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, thị trường tiêu thụ gà thương phẩm không ổn định… Song tại huyện Lạc Thủy các trang trại, HTX, hộ gia đình chăn nuôi giống gà Lạc Thủy với quy mô lớn vẫn "sống khỏe”. Thương hiệu "Gà Lạc Thủy” ngày càng tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng khắp cả nước. Có được uy tín trên thị trường như hiện nay là hành trình nỗ lực của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Lạc Thủy trong xây dựng và quản lý nhãn hiệu chứng nhận "Gà Lạc Thủy”.
(HBĐT) - Thực hiện Công điện của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong ngày 13/6/2022, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình tiếp tục mở thêm 2 cửa cửa xả đáy (cửa xả số 3 vào hồi 14h và cửa xả số 4 vào hồi 20h cùng ngày), nâng số lượng xả lũ của nhà máy lên 4 cửa.
(HBĐT) - Chiều 13/6, Thuỷ điện Hoà Bình tiếp tục mở cửa xả lũ số 3. Nước sông Đà lên nhanh, rất đông người dân đến 2 bên bờ sông chiêm ngưỡng cảnh thuỷ điện Hoà Bình nhiều năm mới xả nước đập tràn. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu: Chính quyền địa phương; các cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy… chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn về người và tài sản; người dân không tiến hành các hoạt động quay phim, chụp ảnh và các hoạt động tại khu vực nguy hiểm ở chân đập và hạ lưu đập. Phóng viên Báo Hoà Bình ghi lại một số hình ảnh chiều 13/6.