(HBĐT) - Với vẻ đẹp sơn thủy hữu tình được ví như Hạ Long thu nhỏ, đến với hồ Hòa Bình và khu di tích đền Bờ thuộc địa phận xã Thung Nai (Cao Phong) và Vầy Nưa (Đà Bắc), du khách sẽ được hòa mình vào thiên nhiên kỳ vĩ giữa sông nước mênh mông, trên hồ có nhiều hòn đảo lớn nhỏ nhấp nhô. Dọc hai bên bờ là các bản làng của người Mường, Dao còn lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc trưng của dân tộc… Đặc biệt, từ khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt xây dựng Khu du lịch hồ Hòa Bình trở thành điểm du lịch quốc gia, nơi đây đã được quan tâm đầu tư xây dựng, trở thành điểm du lịch sinh thái kết hợp với du lịch tâm linh thu hút ngày càng đông du khách.
Đền Bờ uy nghi tọa lạc giữ núi, sông hùng vĩ.
Đền Bờ uy nghi tọa lạc giữ
núi, sông hùng vĩ.
Đầu xuân, mỗi ngày đền Bờ đón hàng nghìn du khách du xuân, trẩy hội.
Thành tâm cầu tài, cầu lộc, cầu sức khỏe, bình an trong năm mới.
Cá nướng sông Đà là đặc sản nổi tiếng mà mỗi du khách đến với đền Bờ đều muốn thưởng thức và mua về làm quà.
Tàu thuyền tấp nập chở khách du xuân lòng hồ.
Vẻ đẹp của hồ Hòa Bình được ví như Vịnh Hạ Long thu nhỏ.
Đền Bờ hay còn gọi là đền bà
Chúa Thác Bờ gắn liền với lần đi dẹp loạn của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431.
Tương truyền: Khi đoàn quân của vua Lê đến thác
Bờ đã được sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân trong vùng. Trong đó có bà Đinh Thị
Vân, người dân tộc Mường ở xã Vầy Nưa. Bà kêu gọi nhân dân quyên góp lương
thực, thực phẩm nuôi quân và chèo thuyền đưa, dẫn quân đi dẹp loạn. Do những
công đức lơn lao, sau khi bà mất, vua Lê Lợi đã truyền cho dân bản lập đền thờ
bà tại thác Bờ. Từ đó nhân dân trong vùng thường xuyên hương khói thờ
phụng hàng năm. Đền Bờ gồm có đền Trình và đền Chầu, trên đền được thờ Hội đồng
các quan, thờ Đức Đại Vương Trần Triều, thờ Chúa Thác Bờ và thờ Xuân Trang. Trong
đền có 38 pho tượng lớn nhỏ, tượng thờ chính là hai pho tượng bằng đồng.
Hàng năm, lễ hội đền Bờ được
mở từ ngày mùng 2 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Từ vẻ đẹp núi sông
hùng vĩ cùng với sự linh thiêng của đền Chúa Thác Bờ, những ngày đầu xuân Canh
Tý, mỗi ngày nơi đây đón hàng nghìn du khách thập phương tới du xuân, trẩy hội,
thành tâm thắp nén hương thơm cầu mong năm mới sức khỏe, bình an, hạnh phúc đến
mỗi gia đình và tìm sự bình yên, thư thái trong
tâm hồn.
H.N
(HBĐT) - Năm 2019, cùng với cả nước, tỉnh ta đã nỗ lực vượt qua không ít những khó khăn, thách thức, thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ chính trị. Báo Hòa Bình xin được bình chọn 10 sự kiện và kết quả nổi bật của tỉnh như sau:
(HBĐT) - Đảo Trần thuộc huyện Cô Tô và đảo Trà Bản thuộc huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh là hai hòn đảo nằm ở địa đầu của Tổ quốc. Ngoài một số đơn vị bộ đội đóng quân ở đây còn một số hộ dân làm ăn và sinh sống ở đây. Được sự quan tâm của đất liền, cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên đảo đón Tết Canh Tý đầy đủ và đầm ấm. Có dịp tham gia cùng đoàn công tác của Bộ Tư lệnh vùng 1 Hải quân thăm và chúc Tết, phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại một số hình ảnh đón Tết sớm nơi đây.
(HBĐT) - Đón xuân Canh Tý giữa mênh mông sóng, gió và cách đất liền hàng trăm hải lý, nhưng không khí chuẩn bị Tết của cán bộ, chiến sỹ đang công tác trên Nhà giàn DK1/10 tại Bãi cạn Cà Mau cũng rất khẩn trương và sôi nổi. Bánh chưng xanh, mai vàng, bánh kẹo, mứt... là những món quà mạng đậm hương vị Tết được gửi từ đất liền đã kịp thời động viên, khích lệ tinh thần người lính Nhà giàn đón Tết ấm áp, trọn vẹn hơn. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nơi đây.
(HBĐT) - Ngày 17/1 (tức ngày 23 tháng Chạp âm lịch), người dân thành phố Hòa Bình nô nức, tất bật với việc chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo. Tại các khu chợ, các hàng đồ thờ cúng, vàng mã, hoa quả, đặc biệt là cá chép vàng nhộn nhịp hơn cả. Mỗi gia đình cũng tất bật dọn mâm cúng, hóa vàng, thả cá chép tiễn ông Táo về trời.
(HBĐT) - Trong chuyến hải trình gần 20 ngày theo đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Hải quân ra thăm, chúc Tết và tặng quà Tết cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), chúng tôi đã được trải nghiệm không khí vui xuân, đón Tết rộn ràng ở đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Hương vị Tết Việt truyền thống hòa quyện với những nét độc đáo nơi trùng khơi đã tạo nên một cái Tết nơi đảo xa ấm áp, khó quên. Trên hết, đó là cái Tết tràn ngập tình yêu thương được gửi ra từ nhân dân mọi miền của Tổ quốc.