(HBĐT) - Khác với cảnh đường phố khá vắng vẻ trong đêm giao thừa, bắt đầu từ mùng 3 Tết, các điểm du lịch và tâm linh trên địa bàn tỉnh thu hút đông người đến du xuân, chiêm bái với tâm lý chung là tận hưởng kỳ nghỉ lễ và mong một năm mới tốt lành. Cũng vì thế mà các tuyến đường dẫn đến các điểm du lịch, chùa, đền tấp nập người, xe. Nhiều người đã chấp hành quy định phòng, chống dịch Covid-19 như đeo khẩu trang, sát khuẩn tay. Tuy nhiên, do lượng người tập trung đông nên việc giữ khoảng cách khó thực hiện, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng ca mắc Covid-19.
Người dân đến khu du lịch Núi Đầu Rồng và đền Bồng Lai, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) du xuân, chiêm bái, thực hiện đeo khẩu trang, sát khuẩn tay.
Nhộn nhịp người, xe đi du xuân tại khu vực đèo đá trắng, xã Phú Cường (Tân Lạc).
Nhiều du khách chọn bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) là điểm đến đầu xuân Nhâm Dần.
Tấp nập thuyền đưa du khách thăm, chiêm bái đền Bờ trên khu vực hồ Hòa Bình thuộc xã Thung Nai (Cao Phong) và xã Vầy Nưa (Đà Bắc).
Điểm du lịch Avana Retreat tại xã Bao La (Mai Châu) cách thị trấn Mai Châu 30 km kín 42 phòng từ ngày 29 tháng Chạp đến mùng 6 Tết. Khách chủ yếu là các gia đình đi nghỉ dưỡng, thưởng thức phong cảnh thiên nhiên.
Nhiều gia đình đến Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam tại xã Bắc Phong (Cao Phong) và lưu lại bức hình kỷ niệm cho con với tượng hổ - biểu tượng năm Nhâm Dần.
Việc quản lý các trò chơi có thưởng, đổi tiền lẻ, an toàn thực phẩm tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh nói chung và tại khu du lịch Núi Đầu Rồng (Cao Phong) nói riêng cần được quan tâm để đảm bảo an toàn, văn minh.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Theo quy định của pháp luật, yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi lái xe đối với người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện đã được thực hiện từ năm 2007.
(HBĐT) - Một mùa xuân mới đang về. Khác với mọi năm, Nhân dân các dân tộc tỉnh đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 giữa đại dịch Covid-19. Trong khó khăn, thử thách, tinh thần tương thân, tương ái, sự sẻ chia, đồng cam, cộng khổ thêm được thổi bùng, để "Không ai bị bỏ lại phía sau”, "Không để hộ nghèo nào không có Tết”. Đặc biệt, chương trình Tết vì người nghèo đã huy động cả hệ thống chính trị và cộng đồng cùng vào cuộc, đảm bảo tất cả hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đều được đón một cái Tết vui tươi, ấm áp. Dưới đây là những hoạt động chăm lo Tết an sinh thiết thực và ý nghĩa được phóng viên ghi lại:
(HBĐT) - Tết Nguyên đán Nhâm Dần đã cận kề, không khí xuân rộn ràng, phố phường, sắc hoa, lòng người rộn rã trước thềm xuân mới. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại những chuẩn bị đón xuân ở TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 23 tháng Chạp, nhiều gia đình tại thành phố Hòa Bình đã thực hiện nghi lễ tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Thị trường mua bán đồ lễ khá sôi động. Sau khi làm lễ, người dân thường đem cá ra sông Đà phóng sinh. Bên cạnh những hành động đẹp, vẫn còn những hành vi chưa đẹp cần được khắc phục để bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn.
(HBĐT) - Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là bước vào xuân mới. Diện mạo đô thị thành phố Hòa Bình được trang hoàng rực rỡ cờ hoa trên mỗi tuyến đường, khu dân cư, chào đón nhâm mới Nhân Dần 2022. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại một số hình ảnh trang hoàng đón xuân trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Đoàn Thanh niên Bệnh viện Đa khoa tỉnh ra đời từ những ngày đầu thành lập bệnh viện. Hiện nay, Ban Chấp hành gồm 10 thành viên với 377 đoàn viên sinh hoạt tại 7 chi đoàn. Trong quá trình trưởng thành, Đoàn Thanh niên bệnh viện có rất nhiều hoạt động tiêu biểu, thể hiện tinh thần tình nguyện, xung kích, tiên phong. Đặc biệt, các hoạt động hướng tới môi trường được chú trọng quan tâm nhằm giúp người bệnh, người nhà, khách đến làm việc cũng như cán bộ, nhân viên y tế được tận hưởng không khí trong lành, môi trường xanh - sạch - đẹp. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.