(HBĐT) - SEA Games 31 đang đến gần. Tỉnh Hòa Bình vinh dự được đăng cai môn đua xe đạp với 2 phân môn là xe đạp địa hình và xe đạp đường trường. Theo kế hoạch, môn đua xe đạp sẽ diễn ra tại tỉnh từ ngày 14 - 22/5. Đường đua địa hình tại phường Dân Chủ (TP Hòa Bình) được thiết kế, xây dựng theo chuẩn quốc tế và được đánh giá là đường đua khó, độ dốc cao, nhiều dốc quanh co, thử thách. Trong đó, đường đua đổ đèo 2 km, đường đua băng đồng 5 km với các ụ bay và đường lượn sóng.
Từ cuối tháng 3/2022, Đội tuyển xe đạp địa hình quốc gia Việt Nam, gồm 14 VĐV và các huấn luyện viên đã tập trung tại tỉnh, làm quen đường đua và nỗ lực tập luyện để tranh tài ở 5 nội dung (đổ đèo cá nhân nam, nữ; băng đồng Olympic nam, nữ; băng đồng tiếp sức đồng đội nam, nữ) với đối thủ đến từ các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Người Hòa Bình có 3 vận động viên.
Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển xe đạp quốc gia Việt Nam Nguyễn Đăng Sơn thổi còi xuất phát và các vận động viên bắt đầu tập luyện, phấn đấu đạt thành tích cao ngay tại sân nhà.
Vận động viên tập luyện đường đua băng đồng quanh co, độ dốc cao.
Vận động viên đến ụ bay đường đua đổ đèo dốc cao đầy thử thách và không phải lần tập nào cũng suôn sẻ, nhưng vẫn quyết tâm vượt qua để dành tích cao nhất tại đấu trường khu vực, mang vinh quang về cho Tổ quốc.
Các thành viên Đội đua xe đạp địa hình Việt Nam căng mình luyện tập và xuất sắc vượt qua ụ bay đổ đèo.
Phút nghỉ ngơi của vận động viên.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Bảo tàng di sản văn hóa Mường nằm tại tổ 6, phường Thái Bình (TP Hòa Bình). Nghệ nhân Ưu tú Bùi Thanh Bình làm Giám đốc bảo tàng. Là bảo tàng gia đình, ông đã thu thập được 6 ngôi nhà sàn, sưu tầm hơn 6.000 hiện vật khá độc đáo về đời sống quan xứ Mường và đồng bào Mường. Ông truyền dạy chiêng Mường, âm nhạc dân gian Mường cho người Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ... Bảo tàng đã góp phần lưu giữ giá trị di sản văn hóa Mường.
(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký 608 triệu USD. Các doanh nghiệp FDI phần lớn đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản… đầu tư tập trung tại khu công nghiệp Lương Sơn, Bờ trái sông Đà và chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực lắp ráp linh kiện điện tử, may mặc. Những năm qua, doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn, chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực, đồng thời giải quyết việc làm cho gần 17.000 lao động, chủ yếu là người địa phương với thu nhập bình quân đạt khoảng 7,5 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Thường diễn ra vào dịp đầu năm, các lễ hội trên địa bàn tỉnh mang sắc màu riêng với nhiều nghi lễ, nghi thức nhân văn, độc đáo. Đây cũng là một phần quan trọng không thể thiếu ở các lễ hội, để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân và du khách.
(HBĐT) - Thành phố Hoà Bình về đêm nổi bật với vẻ thơ mộng, bình yên như cái tên. Ẩn sau dáng vẻ thơ mộng, bình yên của thành phố khi đêm xuống là những người lao động tất bật với công việc mưu sinh để mong có cuộc sống tốt đẹp hơn.
(HBĐT) - Cùng với sắc màu rực rỡ của các loài hoa mùa hè, trên đường phố của thành phố Hòa Bình những ngày này sắc màu đa dạng, hấp dẫn của những chùm quả sang sai trĩu tạo ấn tượng đặc biệt với nhiều ánh nhìn của người dân thành phố và du khách đến với Hòa Bình.
(HBĐT) - Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) có hơn 200 hộ sống bằng nghề dệt thổ cẩm, làm du lịch và trồng lúa. Con người bản Lác chân tình, mộc mạc, hiếu khách. Những mảnh vải thổ cẩm được bàn tay khéo léo của người Thái làm thành khăn, ví, áo, túi... với đủ sắc màu cung cấp cho du khách trong, ngoài nước... Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được gìn giữ, phát huy; sản phẩm thổ cẩm trở thành hàng hóa góp phần giúp người dân phát triển kinh tế khá ổn định.