Là 1 trong 4 vùng Mường nổi tiếng, cộng đồng người Mường huyện Lạc Sơn đã bảo tồn, phát huy được nhiều giá trị di sản văn hoá vật thể, phi vật thể. Nơi đây đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn được đông đảo du khách trong nước, quốc tế lựa chọn trên hành trình khám phá, trải nghiệm vùng đất cổ Mường Vang giàu bản sắc.
Phụ nữ dân tộc Mường huyện Lạc Sơn trình tấu nghệ thuật chiêng Mường với niềm tự hào di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Ảnh tại Lễ hội đu Mường Vôi, thị trấn Vụ Bản.
Các lễ hội truyền thống được khôi phục, duy trì tổ chức trở thành điểm đến trải nghiệm, khám phá về văn hoá Mường Vang.
Ảnh tại Lễ hội đình Khênh xã Văn Sơn.
Người dân vẫn gắn bó với nếp nhà sàn truyền thống nhưng chọn cách bảo vệ "lá phổi xanh".
Ảnh tại xã Tân Mỹ
Hát dân ca và di sản văn hoá hát thường rang, bộ mẹng được nhân dân chú trọng bảo tồn trước nguy cơ mai một.
Ảnh tại xã Ân Nghĩa
Ẩm thực dân tộc ở vùng đất cổ là yếu tố tăng sức hấp dẫn cho điểm đến.
Ảnh tại xã Nhân Nghĩa.
Nhóm ảnh của Bùi Minh
"Cây bàng ơi, toả bóng tháng năm dài. Dưới vòm lá, tuổi thơ dễ thương bao mơ mộng đẹp. Rồi một sớm lớn khôn nhặt chiếc lá mà lòng nghĩ suy. Để sống có ý nghĩa hơn. Dù mùa đông buốt giá, lá rơi như giọt máu đỏ. Vẫn tin rằng rồi xuân sẽ tới mầm sống đâm chồi. Đón nắng vàng.”
Lễ hội Chùa Tiên huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình là hoạt động văn hóa tín ngưỡng dân gian truyền thống có nguồn gốc từ xa xưa, được phục dựng và duy trì tổ chức hằng năm tại xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Năm 2024 lễ hội được tổ chức quy mô cấp tỉnh với nhiều hoạt động đa dạng, đặc sắc, thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái. Nhóm ảnh ghi lại một số hình ảnh ấn tượng tại lễ hội.
Từ lâu, treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng trong những ngày lễ, sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh được duy trì và trở thành một nét đẹp văn hóa. Xuân Giáp Thìn 2024, cờ Tổ quốc, cờ Đảng tung bay khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, mang lại cảm xúc thiêng liêng. Trên những con phố, ngõ xóm, mỗi gia đình đều vui mừng và tự hào khi treo cờ Tổ quốc. Treo cờ là cách để mỗi người dân thể hiện niềm tự hào dân tộc, tin tưởng vào Đảng, vào đất nước vươn lên.
Được ví như "Vịnh Hạ Long trên núi” với nhiều điểm du lịch tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, khu du lịch hồ Hòa Bình có sức hút đặc biệt đối với du khách trong nước, quốc tế. Nơi đây cũng là điểm đến hấp dẫn được du khách ưu tiên lựa chọn cho những chuyến tham quan, trải nghiệm và khám phá dịp đầu Xuân Giáp Thìn - 2024.
Một mùa Xuân mới đã về. Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đón năm mới Giáp Thìn 2024 dâng trào cảm xúc hân hoan. Chương trình đêm giao thừa ấn tượng; màn pháo hoa rực sáng trên bầu trời; khắp các tuyến đường, khu phố, nhà dân được trang trí sắc màu. Nhiều người đổ về các điểm vui chơi, du xuân trong thời khắc giao thừa… Tất cả báo hiệu cho một sự khởi đầu tốt đẹp trong năm mới.
Công việc vận chuyển, xếp những kiện pháo hoa được bắt đầu từ 5h sáng 9/2 (tức ngày 30 Tết). Giữa cái lạnh tê tái khi nhiệt độ xuống 13 độ C nhưng trên vầng trán, lưng áo của những cán bộ, chiến sỹ Ban Chỉ huy quân sự thành phố Hòa Bình vẫn thấm ướt mồ hôi. Ít ai biết, để có được 15 phút pháo hoa lung linh, rực rỡ trên bầu trời đêm giao thừa là cả một sự kỳ công, thấm đẫm những giọt mồ hôi của những người lính làm nhiệm vụ bắn pháo hoa trong tất cả các khâu, các công đoạn chuẩn bị. Từ việc tiếp nhận, bảo quản; xây dựng kế hoạch, kịch bản, chuẩn bị dàn pháo…