Đó là tâm niệm đồng thời cũng là hoài bão của anh Sa Văn Cam - người con dân tộc Tày huyện Đà Bắc có tình yêu tha thiết với văn hóa dân tộc. Anh đã dành nhiều tâm huyết cho việc tìm hiểu, khôi phục và truyền dạy chữ Tày cổ. Từ năm 2010 đến nay, anh  tổ chức được 7 lớp học chữ Tày cổ, thu hút trên 200 học viên là người dân xã Mường Chiềng và các xã lân cận. Với mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá chữ Tày cổ”, năm 2024, anh Sa Văn Cam được UBND tỉnh công nhận là điển hình tiên tiến cấp tỉnh trong lĩnh vực văn hóa.


Trong gian nhà sàn mang đậm bản sắc văn hóa, anh Sa Văn Cam (thứ 2 từ phải sang) say sưa hướng dẫn các bậc cao niên trong xã Mường Chiềng cách đọc chữ Tày cổ được viết trong những cuốn sách đã có tuổi đời hàng trăm năm.


Nhiều năm nay, anh dày công sưu tầm, nghiên cứu những tài liệu quý viết bằng chữ Tày cổ. Đây là hồn cốt văn hóa, là "vật báu, hồn thiêng” của dân tộc Tày.


Những dòng chữ cổ và ký tự độc đáo được ghi lại trong những cuốn sách có tuổi đời hàng trăm năm, phản ánh thế giới quan, nhân sinh quan của dân tộc Tày huyện Đà Bắc. 


Cộng đồng dân tộc Tày hiện chiếm khoảng 41,57% dân số ở Đà Bắc. Các cụ cao tuổi nhất ở đây cũng không còn nhớ nguồn gốc của chữ Tày cổ, nhưng chắc chắn một điều: Muốn hiểu văn hóa dân tộc Tày thì phải biết chữ Tày.


Anh Sa Văn Cam dành nhiều tâm huyết thực hiện mô hình "Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa chữ Tày cổ” với mong muốn tạo sợi dây gắn kết cộng đồng, góp phần gìn giữ và lan tỏa tình yêu với chữ Tày cổ - tinh hoa văn hóa của dân tộc Tày huyện Đà Bắc.



Nhóm ảnh của Khánh An

Các tin khác


Sôi nổi các hoạt động thể thao mừng Đảng, mừng Xuân

Trong những ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025, ở khắp các địa phương trong tỉnh ngập tràn không khí vui tươi, sôi nổi của các hoạt động giao lưu, thi đấu thể dục thể thao. Qua đó không chỉ tạo niềm hân hoan chào Xuân mới mà còn góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần, phấn khởi thi đua học tập, lao động, sản xuất, chung sức xây dựng quê hương giàu mạnh…

Độc đáo mặc trang phục Mường tranh tài môn thể thao vua

Hình ảnh các cầu thủ mang "quần đùi, áo số” đã quá quen thuộc tại các giải thi đấu bóng đá. Ở lễ hội Khai hạ xóm Khặng Vát, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, cổ động viên, du khách và nhân dân chứng kiến hình ảnh độc đáo khi Ban tổ chức giải đưa ra quy định: chị em tham gia thi đấu phải mặc trang phục váy Mường.

Nông dân Kim Bôi hối hả xuống đồng đầu xuân

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khắp các cánh đồng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, bà con nông dân đã phấn khởi, hối hả xuống đồng. Khí thế lao động hăng say mang đến hy vọng về mùa màng tươi tốt, bội thu, cuộc sống ấm no. Tranh thủ thời tiết ấm, nông dân huyện Kim Bôi đã tích cực ra đồng sản xuất vụ xuân.

Người dân Hòa Bình đi lễ chùa cầu may 

Trong 3 ngày đầu Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chùa Phật Quang Hòa Bình là điểm đến tâm linh thu hút hàng nghìn người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh, dâng hương, cầu mong một năm mới may mắn, bình an. 

Những điểm đến thu hút khách du xuân tại Hòa Bình 

Hòa Bình là sự lựa chọn hấp dẫn cho du lịch Tết với cảnh sắc tươi đẹp, văn hóa đa dạng, đặc biệt là vẻ đẹp rực rỡ của mùa xuân nơi đất trời Tây Bắc. Điểm đến thu hút hàng vạn du khách trong nước, quốc tế tham quan, trải nghiệm không khí Tết Nguyên đán Ất Tỵ và bước vào hành trình du xuân 2025.  

Phố phường rực rỡ chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Khắp các phố phường tại thành phố Hòa Bình được trang hoàng rực rỡ với băng rôn, khẩu hiệu, cờ, hoa chào kỷ niệm 95 Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025); chào mừng quê hương đổi mới. Phóng viên Báo Hòa Bình ghi lại hình ảnh mùa xuân của Đảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục