(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh hiện có 22 cơ sở thờ tự, gồm có 12 chùa, 6 nhà thờ xứ, 4 nhà thờ họ với trên 48.000 tín đồ tôn giáo, chiếm gần 6% dân số toàn tỉnh. Bên cạnh những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số hiện tượng diễn biến phức tạp, đáng lo ngại như một số chức sắc, chức việc và tín đồ muốn thoát ly khỏi sự quản lý của chính quyền; lợi dụng hoạt động nhân đạo, từ thiện để truyền đạo trái phép. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy đã có Quyết định số 245/QĐ-TU về việc ban hành Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh trong tình hình mới.

 

Đại đức Thích Đức Nguyên, Trưởng Ban trị sự giáo hội Phật giáo Hòa Bình, trụ trì chùa Hòa Bình Phật Quang cho biết: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần chính đáng của nhân dân. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh luôn thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân. Các cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn, tạo điều kiện để việc tổ chức tôn giáo, hành giáo đúng pháp luật.

 

Tuy nhiên, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các tôn giáo mới (đạo lạ, tà đạo, không được phép hoạt động) như: hội thánh đức chúa trời mẹ, long hoa tam hội (xuất hiện tại thành phố Hòa Bình), pháp luân công (xuất hiện tại huyện Yên Thủy), hay như đạo tâm linh Hồ Chí Minh do Nguyễn Thị Điền tổ chức ở các huyện: Kim Bôi, Yên Thủy, Tân Lạc, Mai Châu. Ngoài ra, còn một số đối tượng lợi dụng tôn giáo, tồn tại hoạt động mê tín dị đoan và các sinh hoạt tôn giáo trái pháp luật như xem quẻ, bói toán tại các điểm sinh hoạt tín ngưỡng...

 

Trước thực trạng đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp của tỉnh đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong tình hình mới. Theo đó, tỉnh đã xác định trong thời gian tới, các cấp, ngành, các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến cơ bản, tích cực về tư duy, nhận thức của cả hệ thống chính trị cũng như cán bộ, đảng viên và nhân dân về tín ngưỡng, tôn giáo; củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tập trung đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước; nắm chắc tình hình hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, đưa sinh hoạt tôn giáo vào nền nếp và tuân thủ sự quản lý của chính quyền, các quy định của pháp luật để xây dựng vùng tôn giáo trong sạch; giải quyết kịp thời, đúng quy định của pháp luật những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của chức sắc, tín đồ tôn giáo; không để các hoạt động tôn giáo trái phép, khiếu kiện đông người hay vượt cấp, tạo thành điểm nóng để phần tử xấu, kẻ địch lợi dụng phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc xảy ra trên địa bàn tỉnh...

 

Theo đó, mục tiêu đặt ra trong thời gian tới tỉnh phấn đấu trên 60% cán bộ các cơ quan Đảng, chính quyền và cán bộ các hội, đoàn thể, chính trị - xã hội các cấp được bồi dưỡng kiến thức về công tác tín ngưỡng, tôn giáo; thu hút trên 75% đồng bào có đạo tham gia các tổ chức chính trị -  xã hội, hội quần chúng; 90% tín đồ các tôn giáo tham gia các phong trào, CVĐ phát triển KT -XH, giữ gìn AN -QP; 85% họ giáo đạt họ giáo tiên tiến, thực hiện tốt phương châm “sống tốt đời, đẹp đạo”...

 

Lê Bình Minh

(Ban Tôn giáo Chính phủ)

 

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục