(HBĐT) - Mặc dù xác định công tác đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) là vấn đề đặc biệt quan trọng. Tuy vậy, việc chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo ATTP của một bộ phận người sản xuất, chế biến trên địa bàn huyện Kim Bôi vẫn còn nhiều hạn chế.

 

Quyết liệt thực hiện công tác kiểm soát đảm bảo ATTP...

 

Đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo ATTP huyện Kim Bôi cho biết: Là huyện có địa bàn rộng với 28 xã, thị trấn. Trong những năm qua, huyện Kim Bôi đã có nhiều đổi mới, bước tiến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch. Cùng với đó, hoạt động

 

 Hiện nay, trên địa bàn huyện Kim Bôi có nhiều cơ sở sản xuất - kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng. ảnh: Các hộ dân khu vực suối khoáng xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì kinh doanh các sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng.

 

thương mại, nông nghiệp, giao thông thuận lợi nên việc giao thương, vận chuyển hàng hoá vào địa bàn huyện với số lượng lớn. Từ thực tế đó, cấp uỷ, chính quyền các cấp huyện Kim Bôi luôn xác định công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo ATTP là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Điều đó được cụ thể hoá bằng việc ban hành các văn bản quy định theo thẩm quyền. Theo đó, tính từ năm 2011 đến hết tháng 2/2017 UBND huyện đã ban hành gần 60 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện công tác đảm bảo ATTP theo thẩm quyền. Cùng với đó, huyện chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phối hợp thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc đảm bảo ATTP tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; tăng cường công tác quản lý, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; quản lý, sử dụng thuốc BVTV trong trồng trọt; triển khai ký cam kết chăn nuôi an toàn, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn huyện.

 

Cùng với đó, Ban Chỉ đạo ATTP huyện cũng giao nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát ATTP thuộc lĩnh vực quản lý như Phòng Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng huyện tập trung làm công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện. Phòng Kinh tế hạ tầng là cơ quan thường thực Ban Chỉ đạo 389 tập trung tham mưu giúp UBND huyện về công tác phòng - chống hàng giả, kém chất lượng, gian lận thương mại. Phòng NN &PTNT huyện tham mưu cho UBND huyện làm tốt công tác quản lý và trực tiếp làm công tác kiểm tra, kiểm soát quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông, lâm, thuỷ sản.

 

Chính từ sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cũng như sự phối hợp hiệu quả trong kiểm tra, kiểm soát nên công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong nhiều năm liền, trên địa bàn huyện không để xảy ra ngộ độc thực phẩm gây chết người. Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường. Đồng chí Dương Thanh Tùng, Đội phó Đội QLTT số 3 - Kim Bôi cho biết: Thời gian qua, đơn vị đã tích cực, chủ động phối hợp với các phòng, ban chức năng của huyện tập trung làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát đảm bảo ATTP. Trong quá trình đó đã kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm về chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông, lâm, thuỷ sản, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện. Đáng nói, trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện những lỗi vi phạm dù là nhỏ nhất chúng tôi đều xử lý nghiêm. Ví như có những trường hợp kinh doanh tạp hoá, khi kiểm tra, phát hiện 3 gói mì tôm quá hạn sử dụng nhưng đoàn kiểm tra vẫn kiên quyết lập biên bản xử lý vi phạm hành chính theo quy định. Chính từ sự quyết liệt trong công tác kiểm tra, kiểm soát ATTP đã tích cực góp phần cảnh báo tới cộng đồng những nguy cơ mất ATTP để người dân biết, phòng tránh. Bên cạnh đó, việc xử lý nghiêm cũng đã tạo sự răn đe cần thiết đối với những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.   

 

... Nhưng vẫn còn có những “hạt sạn”

 

Dù có sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP nhưng công tác này ở huyện Kim Bôi thời gian qua vẫn còn có những... “hạt sạn”. Theo thống kê của Ban Chỉ đạo ATTP huyện Kim Bôi thì tính đến ngày 6/3/2017 mới có 91% trong tổng số 79 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống có giấy đăng ký kinh doanh do ngành Y tế huyện quản lý được cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP. Hiện vẫn còn 775 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm do phòng Kinh tế hạ tầng huyện quản lý; 114 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc ngành Nông nghiệp huyện quản lý thì chưa được cấp giấy chứng nhận ATTP.

 

Điều này, theo lý giải của đồng chí Nguyễn Hồng Thuỷ, Phó trưởng Phòng Kinh tế hạ tầng huyện là do những năm trước đây, việc cấp giấy chứng nhận ATTP đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thuộc lĩnh vực phòng quản lý đều do Sở Công thương cấp giấy chứng nhận ATTP. Năm 2017 mới bắt đầu chuyển về cho huyện quản lý theo phân cấp. Do vậy, hiện nay, phòng Kinh tế hạ tầng huyện mới bước đầu thực hiện công tác tập huấn. Ngoài ra, đây cũng là khó khăn của đơn vị khi triển khai thực hiện công tác này do cán bộ của phòng không có chuyên môn về lĩnh vực ATTP.

 

Đồng chí Bùi Văn Bộ, Phó Trưởng phòng NN &PTNT huyện nêu rõ: Việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện chủ yếu mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát nên việc sử dụng phân bón, hoá chất kích thích sinh trưởng, bảo quản rau quả chưa được kiểm soát triệt để; vẫn còn hiện tượng sử dụng phân bón, thuốc BVTV tràn lan, không theo quy trình sản xuất và khuyến cáo, do vậy, để kiểm soát, cấp giấy chứng nhận ATTP cũng còn gặp nhiều khó khăn. Theo thống kê, tính đến hết tháng 2/2017, toàn huyện mới chỉ có 175 cơ sở trồng trọt ký cam kết sản xuất thực phẩm an toàn; có 34 ha nhãn của xã Sơn Thuỷ, 125 ha cây có múi của HTX Mường Động được cấp giấy chứng nhận ATTP.

 

Không chỉ riêng công tác quản lý ATTP trong các lĩnh vực nông nghiệp, công thương gặp khó khăn mà ngay cả công tác quản lý về ATTP tại các cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn. Theo phòng Y tế huyện, khi kiểm tra vẫn có một số cơ sở kinh doanh ăn uống tỏ thái độ không hợp tác. ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo ATTP của một số chủ cơ sở còn hạn chế. Đáng nói, hiện nay vẫn còn có cả những trường hợp như cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống Duy Tùng Quán ở khu du lịch suối khoáng thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì dù được cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP từ ngày 28/10/2016 thế nhưng cho đến ngày 15/3/2017 vẫn chưa đến lấy. Như vậy đồng nghĩa là cơ sở này không có giấy chứng nhận đảm bảo ATTP trong thời gian dài nhưng vẫn bất chấp các quy định của pháp luật, tiếp tục hoạt động kinh doanh... Những “hạt sạn” đó rất cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng huyện phối hợp giải quyết triệt để nhằm tạo môi trường SX -KD, cung ứng những sản phẩm an toàn đến người tiêu dùng trên địa bàn huyện.

 

                                                                      Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Mô hình “Bình đẳng trong hôn nhân” hỗ trợ thiết thực cho phụ nữ dân tộc thiểu số

Đồng chí Bùi Thị Dịnh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Định Cư (Lạc Sơn) cho biết: Định Cư là xã đặc biệt khó khăn của huyện, dân tộc Mường chiếm 90%. Khi được lựa chọn tham gia dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận luật Luật An ninh mạng và Luật Hôn nhân và gia đình”, nhất là thành lập mô hình "Bình đẳng trong hôn nhân” tại xóm Mương Chóng với 30 thành viên tham gia, cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến về giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã giúp nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, hội viên phụ nữ (CB, HVPN).

Hiệu quả mô hình câu lạc bộ - “Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng”

Mô hình câu lạc bộ (CLB) "Phụ nữ hội nhập trên môi trường mạng” là 1 trong 2 mô hình cơ bản của dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” do Quỹ JIFF - EU JULE tài trợ. Đây là mô hình tổ chức hoạt động xã hội tình nguyện tại cộng đồng, mục đích nâng cao nhận thức của hội viên phụ nữ và cộng đồng thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng. Đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng và vai trò của mỗi người dân trong công tác phòng, chống lừa đảo, tội phạm trên không gian mạng, xây dựng gia đình hạnh phúc.

Huyện Cao Phong ứng phó với thiên tai bất thường

Thực hiện phương châm chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục nhanh, có hiệu quả với các tình huống bất thường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm nay, các cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã chú trọng chỉ đạo công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khảo sát việc thi hành Luật Công đoàn tại huyện Lương Sơn

Sáng 7/5, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh do đồng chí Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát việc tổ chức, thi hành Luật Công đoàn tại Khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn).

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Đà Bắc và các sở, ngành

Ngày 7/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm định các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Đà Bắc, Hội LHPN tỉnh, Hội Đông y tỉnh và Sở Y tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục